email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Ký giả chứng thực sự khô cạn của sông băng ở Hy Mã Lạp Sơn.

Cuối tháng 9, 2011, cô Suzanne Goldenberg hoàn tất hành trình 18 ngày đến Hy Mã Lạp Sơn với một toán khoa học gia quốc tế từ Học viện Núi để nghiên cứu tác động xâm thực của biến đổi khí hậu trên vùng này.

Trong một mục báo đăng trên The Guardian có trụ sở ở Anh quốc, cô Goldenberg mô tả các phỏng vấn với người quan sát dài hạn, phản ảnh về thay đổi trên các độ cao hơn 8.000 thước, qua các dấu hiệu như cây cối đang đang mọc ở độ cao hơn và băng đá đang tan rã thậm chí khi tiến gần miền nam đến Núi Everest.

Một nhà leo núi và chuyên gia về sông băng của Nepal, John All, nhận xét rằng vào năm 2010 ông trèo lên phần nhiều các đoạn cuối mà không cần móc sắt bởi vì có quá nhiều đá lòi ra khi ông nói chưa từng có trong quá khứ.

Tshering Tenzing Sherpa, người đã làm việc nhiều năm tại trại căn cứ của Núi Everest, cũng bày tỏ sự bất ổn khi ông nói, “Mọi thứ đang thay đổi với các sông băng.

Tất cả những kẽ nứt này đã xuất hiện trong băng đá.” Nhân viên bảo tồn Birendra Kandel của Công viên Quốc gia Sagarmatha bao gồm Núi Everest, nói rằng thú vật được thấy di chuyển lên hướng bắc ra khỏi môi sinh truyền thống của họ.

Cuối cùng, nguồn nước cho hàng triệu người đang gặp nguy hiểm khi sông băng tan rã, với tiềm năng nguy hiểm gây chết người bởi các hồ thành lập ở chân núi có thể bị vỡ ra.

Giám đốc Viện Khoa học Núi Tiến sĩ Alton Byers kết luận khi nói, “…Với xu hướng hâm nóng hiện thời, tôi nói rằng viễn ảnh này không tốt, không tốt chút nào cả.”

Xin cám ơn cô Suzanne Goldenberg, The Guardian, khoa học gia Viện Núi và mọi nhà đóng góp đã soi sáng về tình trạng thảm khốc đang gia tăng này trên Hy Mã Lạp Sơn. Mong nhân loại nhanh chóng chấp nhận lối sống phục hồi sự quân bình mỏng manh của các ngọn núi kỳ diệu này và nhiều đời sống chúng hỗ trợ.

Trong buổi hội thảo trực tuyến tháng 10, 2009 tại Hồng Kông, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã nói với sự quan tâm về các sông băng tan rã và tác hại nguy hiểm khác của biến đổi khí hậu, cùng với các hành động khẩn cấp cần thiết để bảo vệ địa cầu.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Chúng ta nghe về các sông băng tan rã, nước thiếu hụt hơn, khan hiếm thực phẩm gia tăng, giá cả thực phẩm gia tăng với hơn 1 tỷ người bị đói mỗi ngày, thú vật đang bị diệt chủng và nhiều chủng loại khác đã biến mất mãi mãi và v.v…

Nhưng hãy yên tâm là mặc dầu thời gian của chúng ta sắp hết, chúng ta vẫn còn đủ thời gian để  cứu địa cầu xinh đẹp này và khôi phục vẻ huy hoàng của nó lại như xưa, hoặc còn hơn thế nữa nếu tất cả đổi sang lối ăn thuần chay.

50% khí thải nhà kính, đang hâm nóng địa cầu khiến sinh mạng chúng ta đang bị nguy hiểm, đẩy thế giới đến tình trạng nguy cơ đại diệt chủng, là do kỹ nghệ chăn nuôi. Nếu chúng ta chấm dứt kỹ nghệ thịt, 50% yếu tố hâm nóng sẽ biến mất!


http://www.guardian.co.uk/world/2011/sep/25/climate-change-himalayas-glaciers-melting
http://www.guardian.co.uk/environment/2011/sep/25/ice-melt-himalayas-climate-change   

Tin Bổ Sung
Khoa học gia cảnh báo tại hội thảo ở Tân Tây Lan vào 29 tháng 9, 2011 về đa dạng sinh thái rằng cá heo sắp diệt chủng của Hector, chỉ tìm thấy được trong vùng nước quốc gia, sắp bị diệt chủng do các loại lưới rê dùng để đánh cá khiến loài hữu nhũ hải dương bị chết chìm.

http://www.guardian.co.uk/environment/2011/sep/28/hectors-dolphins-near-extinction

Với ngày 30 tháng 9 năm nay Với ngày 30 tháng 9 năm nay là ngày nóng nhất thế kỷ ở Anh quốc, cư dân sau đó trải qua nhiệt độ tháng 10 cao nhất từng được ghi nhận vào ngày hôm sau khi nhiệt kế tăng lên đến 29,9 độ C.

http://news.sky.com/home/uk-news/article/16080065
http://www.guardian.co.uk/uk/2011/sep/30/britain-hottest-september-october