email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In
( 28 MB )

Do khí mê-tan, kỹ nghệ thịt còn độc hại hơn than đá.

Tiến sĩ Barry Brook là giám đốc Viện Nghiên cứu về Thay đổi Khí hậu và Sự bền vững ở Đại học Adelaide, Úc Đại Lợi. Một nghiên cứu do ông hướng dẫn khám phá thấy một tấn khí mê-tan trong không khí có khả năng làm ấm lên tương tự như 72 tấn thán khí. Họ còn khám phá thêm rằng vấn đề chính bắt nguồn từ khí mê-tan do số lượng lớn các động vật nhai lại thải ra như gia súc, cừu và dê. Tiến sĩ Brook đã giải thích thêm trong một cuộc phỏng vấn với Truyền Hình Vô Thượng Sư.

Tiến sĩ Barry Brook, giám đốc Viện Nghiên cứu về Thay đổi Khí hậu và Sự bền vững ở Đại học Adelaide, Úc Đại Lợi: Ngành nông súc ở Úc, kỹ nghệ chăn nuôi, hiện đang thải ra khoảng 3 triệu tấn khí mê-tan mỗi năm, trong lúc các trạm năng lượng đốt than thải ra khoảng 180 triệu tấn thán khí. Mới nghe thì có vẻ như các trạm năng lượng đốt than góp phần gây nên nạn hâm nóng toàn cầu nhiều hơn là gia súc.

Nhưng nếu hiểu rằng khí mê-tan có ảnh hưởng mạnh hơn 72 lần so với thán khí trong vòng 20 năm, thì trong 2 thập niên tới, quý vị hãy nhân 72 với 3 thì sẽ dễ dàng hiểu được rằng gia súc và cừu thật sự góp phần gây hâm nóng toàn cầu nhiều hơn các trạm năng lượng đốt than. Vậy nên đây là một thực tế bị đánh giá quá thấp.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Tiến sĩ Brook tin rằng khí mê-tan chiếm nửa phần của vấn đề thay đổi khí hậu và đáng được quan tâm nhiều hơn, nhất là trong thời gian ngắn. Tác động của việc giảm bớt số nông súc, thí dụ, có thể thấy được trong vòng 2 năm. Ông nhấn mạnh sự cần thiết để hành động lập tức.

Tiến sĩ Barry Brook: Có một nguy cơ rất lớn là vấn đề này sẽ vượt ngoài khả năng của chúng ta. Ngay cả khi mà thế hệ tương lai có thể kiếm được rất nhiều tiền nhờ vào sự tăng trưởng kinh tế, thì điều đó cũng không thể đưa hệ thống khí hậu trở lại điểm này. Vậy nên chúng ta đang ở cực điểm quyết định về mặt xã hội và về phương diện môi sinh ngay bây giờ. Đây là thời điểm để hành động. Việc này rất khẩn cấp!

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Cám ơn Tiến sĩ Barry Brook và các đồng nghiệp cho mối quan tâm toàn cầu mà quý vị đã chuyển thành việc nghiên cứu chuyên cần của mình. Xin cùng quý vị và nhiều người khác kêu gọi ngưng thải khí mê-tan ngay bây giờ.

http://www.naturalnews.com/023673.html

Nhà vật lý nổi tiếng sử dụng tài năng của mình để nâng cao ý thức về nạn hâm nóng toàn cầu.

Tiến sĩ Tian-Yow Tsong là một nghiên cứu gia về vật lý học phân tử và người nhận Giải Khoa học của Chính phủ Formosa (Đài Loan) 2007. Với nạn hâm nóng toàn cầu là một trong các vấn đề cấp bách nhất trên thế giới, Tiến sĩ Tsong, cũng là một chuyên gia về khoa học khí hậu, thường tổ chức những buổi nói chuyện với mọi người, từ các giáo sư đồng nghiệp đến học sinh trung học. Truyền Hình Vô Thượng Sư đã trò chuyện với Tiến sĩ Tsong sau một trong các bài thuyết trình của ông tên là “Hâm nóng Toàn cầu – Sự thật Bất tiện,” có cảm hứng từ nhân vật đoạt giải Nobel kiêm cựu phó tổng thống Hoa Kỳ Al Gore.

Để biết thêm chi tiết về thuyết trình của Tiến sĩ Tsong, xin viếng www.phys.sinica.edu.tw/~tsongtt

SupremeMasterTV: Theo kết quả nghiên cứu dài hạn và kiến thức của ông thì tình trạng hâm nóng toàn cầu ngày nay nguy cấp đến chừng nào?

Tiến sĩ Tian-Yow Tsong từ Viện Vật Lý, Academia Sinica: Bằng chứng chính xác là sự tan chảy của băng đá ở Bắc và Nam cực. Tốc độ tan chảy rất nhanh. Băng đá không tan từ những thay đổi nhỏ bởi nhiệt độ băng không đổi do khối lượng khổng lồ của nó. Do đó, đây là 1 bằng chứng hết sức chính xác. Thí dụ như hành lang ở đông bắc Bắc Cực, các khoa học gia khí hậu lo lắng là có thể không đi qua đó được trong năm nay.

Supreme Master TV: Chúng ta có thể làm gì để giải quyết nạn hâm nóng toàn cầu?

Tiến sĩ Tian-Yow Tsong: Dĩ nhiên, kỹ nghệ thịt thải ra rất nhiều khí mê-tan và nhiều loại khí khác. Nếu ăn bớt thịt lại thì dĩ nhiên quý vị có thể giảm mức thán khí của mình. Tôi nghĩ IPCC (Ban Thay đổi Khí hậu Đa Quốc gia) đã đưa ra một ước tính hết sức chính xác.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Cám ơn Tiến sĩ Tsong đã nỗ lực trong vai trò là khoa học gia và người dân nhằm khuyến khích những việc làm tốt đẹp trong cộng đồng của ông. Mong những cuộc nói chuyện quý báu như của ông giúp mang lại nhiều thay đổi có ý thức sinh thái hơn nữa ở Formosa và trên toàn cầu.

Khủng hoảng thực phẩm là kết quả của khí hậu thay đổi.

Bộ trưởng Phát triển Môi sinh, Nhà và Thành thị của Nigeria, Halima Tayo Alao, diễn thuyết trước một nhóm ký giả, nói về thay đổi khí hậu tạo nên khủng hoảng thực phẩm toàn cầu. Nói chi tiết về cách mà sa mạc hóa, hạn hán, và phá rừng làm đất đai thoái hóa thêm, Bộ trưởng Alao bày tỏ quan tâm về cách lục địa Phi Châu gánh chịu những hậu quả lớn nhất của hâm nóng hoàn cầu. Bà kêu gọi các cường quốc giúp đỡ bằng cách tài trợ cho việc thích nghi, và cũng nói về sự vận động nâng cao ý thức, để thông tin công chúng về các vấn đề thích nghi và giảm thiểu những tình trạng này.
Thưa Bộ trưởng Alao, chúng tôi tri ân tường trình đầy dữ kiện và quan tâm của bà về thực tế của thay đổi khí hậu mà cư dân đối diện hiện nay. Phúc lành thay cho nỗ lực của quý vị nhằm vận động toàn cầu hành động để ổn định và an toàn cho tất cả.

http://allafrica.com/stories/200807250507.html?page=2

Sự thay đổi khí hậu đe dọa cỏ biển cần cho sự sống.

Theo tường trình gần đây được phát hành bởi Liên hiệp Quốc tế cho Bảo tồn Thiên nhiên (IUCN) đặt cơ sở ở Thụy Sĩ, các cánh đồng cỏ biển, những vùng thực vật có hoa, được tìm thấy dưới lòng biển cạn trên khắp thế giới, đang phản ứng bất lợi đối với nạn hâm nóng toàn cầu. Chuyên gia của IUCN, Mats Bjork, nói: “Nơi sinh sống của cỏ biển đang giảm dần vì nhiệt độ nước biển tăng cao, rong biển mọc mạnh, và ánh sáng giảm, tất cả đều là hậu quả của hâm nóng toàn cầu.” Với các loài hải vật phụ thuộc vào cỏ biển cho tất cả mọi thứ, từ nơi trú đến thực phẩm, sự bảo tồn cỏ biển là rất cần thiết.

Chúng tôi chân thành tri ân IUCN cho hiểu biết thấu đáo về sinh tồn của thực vật này, tuy nhỏ nhưng là vẻ đẹp cần thiết của biển. Mong chúng ta lưu tâm đến lời cảnh báo nhẹ nhàng này và hành động mau lẹ để trân quý tất cả đời sống, vì vai trò tối quan hệ của chúng trong hệ sinh thái.

http://www.reuters.com/article/environmentNews/idUSL2459665520080725

Rừng mưa Amazon có thể không cứu vãn được, sớm hơn là dự doán.

Tường trình gần đây bởi nhóm bảo tồn thiên nhiên quốc tế WWF, “Chu kỳ Khắc nghiệt của Amazon: Hạn hán và Cháy,” nhận định rằng phá rừng và khí hậu thay đổi có thể khiến gần 60% diện tích rừng mưa lớn nhất thế giới biến mất hoặc bị phá hủy khốc liệt vào năm 2030. Nói rằng chỉ còn có 15-20 năm, trước khi vượt qua điểm không thể trở lại, hội WWF tuyên bố rằng chúng ta phải hành động để ngừng cả hai, hâm nóng hoàn cầu và phá hủy rừng mưa.

Xin đa tạ hội WWF, cho tường trình quan trọng này về sức khỏe của rừng Amazon huyền thoại. Cầu xin hành động phù hợp được thực hiện tức khắc để cứu tất cả các rừng mưa và ổn định khí hậu toàn cầu.