email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In
( 33 MB )

Giá trị của hệ sinh thái hải dương.

Sự sống hải dương trên thế giới ngày càng dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều đe dọa. Nạn hâm nóng toàn cầu đang tăng nhanh sự tàn phá và sụt giảm của hệ sinh thái hải dương. Đại dương đang thành a-xít do hấp thu quá nhiều thán khí, và nhiệt độ ấm lên khiến nhiều loài thú phải vào các môi trường sống mới. “Những vùng chết” không có sự sống có thể được tìm thấy ở các khu vực rộng hàng chục ngàn dặm vuông, do sự ô nhiễm và việc đánh cá quá mức.

Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc tường trình rằng đến 80% các loài bị đánh bắt hiện đang có nguy cơ tuyệt chủng. Các loại lưới đánh cá lớn dùng để bắt cá ngừ cũng ảnh hưởng đến hàng trăm loài khác. Trong hội nghị truyền hình gần đây với các hội viên chúng tôi ở Đức quốc, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã giải đáp một câu hỏi liên quan đến lý do con người nên ngưng đánh bắt cá.

Hội thảo truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư
tại Trung tâm Hamburg, Đức quốc – 18 tháng 7, 2008

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Vì việc đánh bắt cá cũng làm kiệt quệ trầm trọng hệ sinh thái trên địa cầu. Người ta đã chứng minh rằng bắt cá mòi quá mức đã gây ra nhiều vùng chết. Có lẽ cá mòi hiện hữu là để o-xy hóa đại dương, mang lại sự sống cho một số loài khác hoặc làm sạch môi sinh. Bất cứ loài gì mà Thượng Đế giữ lại trên Địa Cầu đều có vai trò của chúng. Cũng như con người vậy, chúng ta có việc để làm. Các loài vật cũng có việc để làm.

Ngay cả loài cá nhỏ bé như cá mòi cũng có việc để làm. Chỉ có con người mới nghĩ chúng chỉ là một loài cá nhỏ, họ nghĩ chúng vô dụng nên bắt chúng lên và ăn. Nhưng chúng vô cùng hữu dụng cho hệ sinh thái của chúng ta và sự lành mạnh của Địa Cầu, và do đó, hữu ích cho sức khỏe của con người và tất cả chúng sinh ở đó.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Kính xin cảm tạ Thanh Hải Vô Thượng Sư cho sự thấu hiểu của Ngài về tầm quan trọng của hệ sinh thái. Cầu mong chúng ta trân quý giá trị và vai trò Trời ban cho từng bạn thú đồng cư của chúng ta.

Kính mời quý vị đón xem Giữa Thầy và Trò trên Truyền Hình Vô Thượng Sư vào một ngày gần đây, phát hình buổi hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư, được phụ đề bằng nhiều ngôn ngữ.

http://disc.gsfc.nasa.gov/oceancolor/scifocus/oceanColor/dead_zones.shtml
http://www.sfgate.com/cgi-bin/article.cgi?f=/c/a/2008/07/04/BA9011IG0Q.DTL
http://rawstory.com/news/afp/Over_80_percent_of_fisheries_overfi_05262008.html


Gần phân nửa các loài động vật của Phi Luật Tân bị nguy hiểm.

Nhiều loại hầu như tuyệt chủng ở Phi Luật Tân chỉ có thể tìm thấy trên các đảo của quốc gia này, như là Đại bàng Phi Luật Tân và Chim mỏ sừng Sulu. Đề cập đến tương lai của động vật trong quốc gia, Giám đốc Văn phòng Vùng Bảo vệ và Hoang thú, Mundita Lim, nói rằng nếu không có biện pháp bảo tồn thích đáng, chúng sẽ biến mất vĩnh viễn trong vòng 10 đến 20 năm, và kêu gọi mọi người hành động để giúp cứu các bạn thú đồng cư trong quốc gia này.

Cám ơn PAWB và chính phủ Phi Luật Tân, đã giúp mọi người lưu ý đến tình trạng báo động này. Xin cầu nguyện cho tất cả công dân thực hiện các biện pháp tức khắc để cứu đời sống mọi loài vật, qua lối sống xanh và dinh dưỡng không thịt.

http://www.gmanews.tv/story/108594/50-of-RP-animal-species-are-endangered---wildlife-group

Các khoa học gia đo lường lượng thải khí nhà kính từ gia súc.

Để định giá chính xác bao nhiêu khí nhà kính thải ra từ nông súc, khoa học gia Á Căn Đình buộc một thùng nhựa vào đàng sau hơn 10 con bò và an toàn thu thập khí của bò bằng một ống nối liền với bao tử của bò. Guillermo Berra, nghiên cứu gia tại Viện Kỹ thuật Nông nghiệp Quốc gia nói: “Khi nhận được kết quả đầu tiên, chúng tôi rất ngạc nhiên. 30% của tổng số khí nhà kính ở Á Căn Đình có thể đã đến từ gia súc.” Các nghiên cứu gia giải thích rằng hệ thống tiêu hóa chậm chạp của bò khiến cho bò sản xuất lượng khí mê-tan to lớn. Tuy nhiên, họ không dự kiến tìm thấy rằng bò thải ra từ 800 đến 1.000 lít khí mỗi ngày. Mê-tan là khí nhà kính mạnh mẽ, tính trung bình trên 20 năm, được biết là có thể giam giữ nhiều gấp 72 lần lượng nhiệt trong khí quyển so với thán khí.

Chúng tôi tri ân sâu xa các khoa học gia Á Căn Đình cho nghiên cứu đầy sáng kiến và tiết lộ nhiều điều. Chúng tôi cầu mọi người lưu tâm đến khám phá này và đổi sang lối dinh dưỡng chay để hồi phục địa cầu.

http://www.news.com.au/heraldsun/story/0,21985,23995421-663,00.html, http://en.wikipedia.org/wiki/Methane, http://www.physorg.com/news135003243.html