email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In
( 33 MB )

Hội nghị truyền hình tại San Jose, California, Hoa Kỳ  với Thanh Hải Vô Thượng Sư.

 Hôm thứ năm, các hội viên chúng tôi ở San Jose đã có dịp hội kiến qua truyền hình cùng Thanh Hải Vô Thượng Sư về những quan tâm liên quan tới thay đổi khí hậu. Có nhiều câu hỏi về những việc có thể xảy ra trong tương lai. Thanh Hải Vô Thượng Sư đã nêu rõ rằng bên cạnh nỗ lực liên tục, một thái độ khẳng định đối với thế giới cũng rất hữu ích.

Hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư
với Trung tâm San Jose, California, Hoa Kỳ – 10 tháng 7, 2008


Hội viên của hội  (F): Con xin hỏi điều gì sẽ xảy ra cho địa cầu vào cuối năm 2009??

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Bây giờ chúng ta đã có thêm thời gian, vì ngày càng nhiều người ăn chay và cắt đứt rất nhiều nhân quả xấu gần đây. Người ta cũng đã cố gắng sống “xanh” hơn, tái chế, trồng cây, tiết kiệm trong mọi việc sử dụng, giúp đỡ nhau nhiều hơn, khoan dung hơn, nhiều cuộc hòa đàm hơn. Càng có thêm nhiều người ăn chay, điều đó quan trọng hơn, nghĩa là chúng ta sẽ bớt nghiệp xấu, mình càng có thêm thời gian. Cho nên hãy khẳng định. Ngay cả các chính phủ và nhiều hội đoàn cũng đổi sang sống “xanh” và ăn chay. Có thể chúng ta sẽ có thời gian dài hơn. Bây giờ tôi muốn quý vị tập trung nhiều hơn về việc quý vị muốn thế giới ra sao. Như là ăn chay, sống “xanh”, tốt lành.

Hội viên của hội (F): Vâng, thưa Sư Phụ. Cảm ơn Sư Phụ rất nhiều.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Không có chi. Nhưng vẫn tiếp tục công việc của mình, như là phát tờ thông tin, thiền định, cầu nguyện, giúp nhau, giúp đỡ người khác. Đồng thời giữ một viễn ảnh và thái độ rất khẳng định. Mọi việc có thể thay đổi qua đêm. Ai biết được? Điều đó có thể xảy ra!

Xướng ngôn viên: Viễn ảnh thật tuyệt vời! Kính xin cảm tạ Thanh Hải Vô Thượng Sư đã thương yêu hỗ trợ hết lòng và nỗ lực không ngừng để giúp tất cả cư dân Địa Cầu. Cầu xin thế giới chúng ta tiếp tục duy trì một tâm hồn tràn đầy hy vọng về một tương lai từ ái và hòa bình trên hành tinh.

Kính mời quý vị theo dõi trên Truyền Hình Vô Thượng Sư vào một ngày gần đây buổi phát hình về hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư, được phụ đề bằng nhiều ngôn ngữ.


Mô hình khí hậu cho thấy quá khứ và tương lai của địa cầu.

Hàng ngàn nghiên cứu gia trên khắp thế giới dựa vào những tính toán từ kết quả của những mô hình khí hậu để thông hiểu hệ thống hâm nóng hoàn cầu phức tạp. Đây là cơ bản cho các tường trình của Ban Liên-Chính phủ về Khí hậu Thay đổi, thuộc Liên Hiệp Quốc, (IPCC). Tiến sĩ Jouni Raisanen, một trong các đóng góp viên cho tường trình IPCC, giải thích:

Tiến sĩ Jouni Raisanen, nhà khí hậu học, Đại học Helsinki, Phần Lan, thành viên IPCC: Dưới viễn cảnh này, chúng ta sẽ hâm nóng hoàn cầu lên khoảng 2,5 độ C. Nhưng như chúng ta thấy đa số đất đai ở đây, nơi con người thật sự sinh sống, hâm nóng sẽ vượt quá mức trung bình toàn cầu.

Xướng ngôn viên: Các mô hình khí hậu có hiệu lực nhất khi được tổng hợp với các cách học hỏi khác, như dữ kiện từ vệ tinh và sự thông hiểu về lịch sử địa cầu.

Tiến sĩ Jouni Raisanen: Cho nên, 20.000 năm trước là vừa chấm dứt thời đại đóng băng lần cuối cùng. Cường độ thán khí lúc đó khá thấp, vào khoảng 180 phần một triệu (ppm) trong không khí. Rồi, bởi vì tiến trình thiên nhiên, nó tăng lên 280 ppm, nhưng sự gia tăng đó xảy ra qua hàng ngàn năm. Nhưng bây giờ, trong chỉ 200 năm, cường độ đã tăng lên trên 100 ppm, cũng nhiều như là trong 10.000 năm trước đây.

Xướng ngôn viên: Cùng với thán khí, những nhà khoa học đang ngày càng lưu tâm đến khí mê-tan, gây cho nhiệt bị giam hãm trong bầu khí quyển, mà khí này ít nhất 23 lần mạnh mẽ hơn khí CO2. Nguồn duy nhất và lớn nhất của khí mê-tan ngày nay là kỹ nghệ nuôi gia súc.

Tiến sĩ Jouni Raisanen: Nông nghiệp rất quan trọng, nhất là về khí thải mê-tan. Nếu có thể giảm khí này, thì đó là cách rất hữu hiệu và rẻ để giảm bớt hâm nóng hoàn cầu.

Xướng ngôn viên: Tiến sĩ Raisanen cũng đồng ý với các lo ngại của tất cả khoa học gia ở IPCC, về sự cần thiết cấp bách để giảm tối đa khí thải nhà kính.

Tiến sĩ Jouni Raisanen: Thật không may là điều này khẩn cấp khá lâu rồi, và chúng ta đã thức tỉnh hơi quá trễ. Nhưng thật sự đây là vấn đề sẽ cần đòi hỏi nỗ lực vĩ đại từ nhân loại và không thể chậm trễ thêm chút nào nữa.

Xướng ngôn viên: Xin cảm tạ Tiến sĩ Raisanen, và tất cả khoa học gia khí hậu cho nỗ lực tinh tấn và lo âu của quý vị cho hành tinh này. Mong các nỗ lực của quý vị tiếp tục đánh thức chúng ta tiến đến hành động nhanh chóng và chắc chắn để giảm hâm nóng hoàn cầu.

Đại Hàn thay đổi vì hâm nóng hoàn cầu.

Dựa theo tường trình của chính phủ, sự thay đổi khí hậu đo lường trong nội 5 năm qua được ghi nhận là lý do gây ra nhiều thay đổi bi thảm cho hệ thống sinh thái Đại Hàn. Các cây đã trổ nụ và đơm hoa sớm hơn quá nhiều so với thường lệ, và số lượng chim mùa hè cũng gia tăng đáng kể, nhưng các vật lưỡng cư nhạy cảm về thay đổi khí hậu thì đang giảm dần.

Chúng tôi chia sẻ quan tâm của Đại Hàn, về ảnh hưởng do hâm nóng toàn cầu trong mối quan hệ tương tác mỏng manh này. Với ân điển của thiên đàng, mong sao nỗ lực thành tâm của chúng ta đảo ngược được tình trạng này để hồi phục sự cân bằng của địa cầu.

http://www.koreatimes.co.kr/www/news/nation/2008/07/117_27399.html

Nga đối diện khả năng bị tai họa vì khí hậu thay đổi.

Tổ chức bảo tồn hoàn cầu WWF, và hội vô vị lợi của Anh, Oxfam, phát hành một tường trình diễn tả các ảnh hưởng có thể xảy ra do khí hậu hâm nóng tại quốc gia Nga. Với 60% quốc gia này được bao phủ bởi thềm băng, đất đai đông lạnh biến thành bùn khi tan rã, nhiệt độ hâm nóng này sẽ gây nên kết quả thiệt hại không tránh được cho hạ tầng cơ sở, gia tăng bệnh tật như bệnh sốt rét và làm cạn nguồn tiếp tế nước.

Chúng tôi tri ân cho báo động kịp thời này và cầu rằng các lãnh tụ thế giới thi hành biện pháp làm mát hành tinh để giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi này.

http://thestar.com.my/news/story.asp?file=/2008/7/9/worldupdates/2008-07-08T230730Z_01_NOOTR_RTRMDNC_0_-344315-1&sec=Worldupdates, http://news.bbc.co.uk/2/hi/science/nature/7503060.stm

Khí mê-tan ảnh hưởng đến nạn hâm nóng toàn cầu trước đây bị đánh giá thấp. 

Theo sau một báo cáo sâu sắc của Tiến sĩ Ross Garnaut về hậu quả tàn phá trong tương lai của nạn hâm nóng toàn cầu ở Úc, 3 khoa học gia đã lưu ý trên báo “Thời đại” của Úc về việc đánh giá thấp nghiêm trọng về ảnh hưởng của khí mê-tan đối với khí hậu. Nguồn khí mê-tan lớn nhất do hoạt động của con người là từ bò và cừu được nuôi lấy thịt, sữa và lông. Khí mê-tan thường được tường trình là mạnh gấp 25 lần thán khí. Dù vậy, các khoa học gia chỉ ra rằng hiệu lực của loại khí này tồn tại trung bình hơn 100 năm. Họ cho biết: “Phần lớn khí mê-tan biến đổi sau 1 thập niên, và hầu như toàn bộ lượng khí đều tan biến sau 20 năm, nên trung bình hơn 1 thế kỷ tác động rõ ràng của khí này mới thấy giảm nhiều.” Qua những tính toán được cứu xét của họ, khí mê-tan thật sự là 72 lần mạnh hơn thán khí trong giai đoạn 20 năm. 

Cám ơn sự nghiên cứu cẩn thận của các khoa học gia. Cầu nguyện cho mọi người mau chóng hành động để giảm bớt loại khí nhà kính gây hại là mê-tan bằng cách ngưng sử dụng các sản phẩm từ động vật và ăn chay.

 http://www.theage.com.au/opinion/the-missing-link-in-the-garnaut-report-20080709-3cjh.html, http://www.fao.org/docrep/010/a0701e/a0701e00.htm, http://www.grida.no/climate/ipcc_tar/wg1/248.htm#tab67 

Các rặng san hô bị hâm nóng toàn cầu ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nghiên cứu gia tại Hội nghị chuyên đề Quốc tế về Nghiên cứu San hô (ICRS) ở Fort Lauderdale, Florida, Hoa Kỳ, đã kêu gọi lập tức hành động để giảm bớt thán khí. Gần 1/3 trong hơn 700 loài san hô được biết trên toàn cầu hiện đang có nguy cơ bị tuyệt chủng do thay đổi khí hậu và sự a-xít hóa đại dương.

Xin cám ơn các nghiên cứu gia cho tiếng nói đầy quan tâm để giúp cứu các rặng san hô. Mong tất cả các quốc gia mau cắt giảm tiêu thụ thịt, dầu, khí và than đá để giảm khí thải nhà kính và phục hồi sự đa dạng sinh học trước đây.

http://www.thewest.com.au/aapstory.aspx?StoryName=496795, http://latimesblogs.latimes.com/greenspace/2008/07/coral-reef-buil.html,

Vỉa băng Nam Cực tiếp tục tan chảy trong mùa đông. 

Hôm thứ năm, các khoa học gia đã tuyên bố rằng một phần của Vỉa Băng Đá Wilkins đã đột ngột gãy vỡ trước dự đoán 15 năm hồi tháng 3, dầu vẫn còn dính liền với lục địa này nhờ một cây cầu băng đá nhỏ, nhưng cầu băng này dự đoán cũng sẽ sớm tan rã. Tiến sĩ David Vaughan thuộc trung tâm Nghiên cứu Nam Cực của Anh cho biết: “Vỉa Băng đá Wilkins là mới nhất trong danh sách ngày càng dài thêm của các vỉa băng ở Bán đảo Nam Cực đang phản ứng lại với sự ấm lên nhanh chóng ở khu vực này trong 50 năm qua. Nhiều sự việc hiện tại đang cho thấy là chúng ta đã quá bảo thủ khi đưa ra lời dự đoán vào đầu thập niên 1990 rằng Vỉa Băng đá Wilkins sẽ biến mất trong vòng 30 năm. Sự thật là việc này đang xảy ra nhanh hơn so với dự đoán.” 

Xin đa tạ nghiên cứu của các khoa học gia giúp mang lại cho chúng ta thông tin báo động và làm thức tỉnh về vỉa băng đá ở Nam Cực. Cầu nguyện cho toàn thế giới mau chóng áp dụng các biện pháp thân thiện sinh thái để giúp ổn định bầu sinh thái gìn giữ sự sống. 

http://news.xinhuanet.com/english/2008-07/11/content_8529248.htm