email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In
( 25 MB )

Hội nghị truyền hình ở Seattle, Washington, về nạn thay đổi khí hậu, với Thanh Hải Vô Thượng Sư.

Ảnh hưởng trên khắp thế giới của nạn hâm nóng toàn cầu dự đoán sẽ làm tình trạng sương mù ở thành thị trở nên tệ hại hơn do khí ozôn gần mặt đất gia tăng, gây ra nhiều vấn đề hô hấp, bệnh tim mạch, dị ứng và hen suyễn cho trẻ em. Nhiều quốc gia ở hải đảo và ven biển đang đương đầu với mực nước biển cao hơn và lũ lụt. Các nước ở độ cao hơn cho biết mùa xuân ấm hơn, gây thêm nhiều trường hợp do côn trùng truyền bệnh. Theo lời các chuyên gia sức khỏe cộng đồng, thì chắc chắn sự thay đổi khí hậu sẽ ngày càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe công chúng.

Để giải tỏa các mối quan tâm và hoang mang này, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã ban cho nhiều hiểu biết sâu sắc vô giá, cũng như lời khuyên rõ ràng để giúp ngưng hâm nóng toàn cầu một cách hữu hiệu. Chủ nhật tuần trước, các thành viên Hội Quốc Tế Thanh Hải Vô Thượng Sư tại Seattle, Washington, ở duyên hải phía tây Hoa Kỳ, đã thỉnh mời Thanh Hải Vô Thượng Sư dự hội nghị truyền hình hầu thảo luận các mối quan tâm đặc biệt của họ về sự thay đổi khí hậu.

Thanh Hải Vô Thượng Sư:  Khí thải trong không khí có thể ảnh hưởng quý vị có lẽ vì Seattle được bao quanh bởi nước. Nếu trời không lạnh thì thậm chí tất cả các tầng đất, đó là các lớp bùn đông cứng, cũng sẽ tan chảy, rồi khí từ tầng đất đóng băng vĩnh cửu cũng sẽ thoát ra. Đó là lý do có lẽ làm quý vị thấy mệt mỏi hơn. Một số nơi có thể có nhiều bệnh tâm thần hơn, và đủ loại bệnh khác; bệnh tật sẽ lan đến những nơi mà trước giờ chưa từng xảy ra. Như muỗi chẳng hạn, chúng di chuyển tới nhiều nơi khác nhau mà trước giờ chưa từng đến vì khí hậu ấm hơn.

Dạ hiểu, thưa Sư Phụ.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Cho nên trong vòng hai năm và vài tháng, điều này tùy vào số người đổi sang ăn chay. Càng nhiều người ăn chay, càng bớt giết hại thú vật, thì chúng ta càng có nhiều thời gian để cứu tinh cầu và sự sống trên địa cầu.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Kính xin cảm tạ Thanh Hải Vô Thượng Sư đã nhẫn nại dành thời gian giải đáp các quan tâm hàng đầu về điều chúng ta có thể làm để bảo đảm một tương lai tươi sáng hơn. Mong sao nhiều người theo lối sống an bình, không dùng động vật, vì sự sống còn và an sinh của mọi người.

Kính mời quý vị theo dõi trên Truyền Hình Vô Thượng Sư vào một ngày gần đây về buổi phát hình hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư, được phụ đề bằng nhiều ngôn ngữ.

Chuyên gia khí hậu hàng đầu, Tiến sĩ James Hansen, kêu gọi hành động cấp bách vì khí hậu.

 “Ảnh hưởng nhà kính đã được phát hiện, và đang làm thay đổi khí hậu ngay lúc này.” Lời phát biểu này của nhà khí hậu học hàng đầu Hoa Kỳ đưa ra cách đây 20 năm được xem là lời kêu gọi thức tỉnh đầu tiên đối với sự đe dọa của nạn hâm nóng toàn cầu, giúp khởi sự nhiều luật lệ đầu tiên và cuối cùng là các biện pháp quốc tế như Nghị định thư Kyoto. Hôm nay, Tiến sĩ Hansen đang kêu gọi sự chú ý đến nhiều cao điểm mà chúng ta đã vượt quá và những điểm chúng ta phải tránh vượt qua nếu muốn duy trì địa cầu như hiện nay Cho việc làm tận tâm của ông vẫn tiếp tục đến ngày nay, Tiến sĩ Hansen đã nhận Giải Anh hùng Sáng ngời Thế giới từ Thanh Hải Vô Thượng Sư.

Truyền Hình Vô Thượng Sư gần đây đã tiếp chuyện với Tiến sĩ Hansen.

Ghi chú: Tiến sĩ James Hansen: Giám đốc Viện Nghiên cứu Không gian NASA Goddard Institute, Hoa Kỳ Tiến sĩ James Hansen: Quý vị thấy, sự thật là chúng ta sẽ phải cắt giảm thán khí thải xuống khoảng 100% vì lượng thán khí thải mà mình thải vào trong không khí phần lớn sẽ lưu lại đó đến hơn một ngàn năm. Do đó đơn giản là chúng ta không thể sử dụng tất cả nhiên liệu hóa thạch này và thải thán khí vào không khí. Các chính phủ vẫn chưa nhận ra điều này. Họ nghĩ là họ có thể làm vài thay đổi nhỏ và như vậy là đủ, nhưng không phải vậy. Rõ ràng là chúng ta sẽ phải thực hiện những thay đổi rất lớn.

Tiến sĩ James Hansen:  Như tôi đã nói cách đây 2 năm là chúng ta có 10 năm, nhưng ý tôi là có 10 năm để đi con đường khác; nghĩa là chúng ta phải bắt đầu thay đổi đường hướng - ngay bây giờ, và bằng hành động. Điều này thật sự có nghĩa là trong năm tới, trong 1 năm rưỡi, chúng ta thật sự cần phải đi con đường khác.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Tiến sĩ Hansen tin rằng điều cốt yếu lúc này là sự lãnh đạo mạnh mẽ của chính phủ. Hãy để các nhà lãnh đạo biết rằng khí hậu là chính sách ưu tiên, và do đó cũng là trách nhiệm của công dân, trong số nhiều việc khác mà công chúng có thể làm.

Tiến sĩ James Hansen: Những việc mà mỗi cá nhân có thể làm là rất hữu ích. Một trong những điều thật sự hữu ích nhất là ăn chay, vì sẽ tạo ra ít khí nhà kính hơn rất nhiều so với ăn thịt.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Cuối cùng, Tiến sĩ Hansen đã chia sẻ một thông điệp mà ông hy vọng chính phủ và người dân sẽ ghi nhớ.

Tiến sĩ James Hansen:  Tôi nghĩ chúng ta không chỉ nên nhấn mạnh vấn đề này, mà thực tế là giải pháp có nhiều đặc điểm lớn: không khí trong sạch và duy trì sự sáng tạo, tinh cầu mà chúng ta có trong nhiều ngàn năm nay.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Cám ơn Tiến sĩ James Hansen cho nỗ lực cao cả của ông trong việc nghiên cứu và lên tiếng về sự thay đổi dũng cảm và rộng khắp, như một anh hùng chân chính trong thời điểm cấp bách này. Xin cùng ông cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo thế giới bước trên đường mới, kể từ lúc này, với định mệnh tươi sáng hơn.

Úc Đại Lợi chịu đựng thêm nóng và hạn hán khắc nghiệt do nạn khí hậu thay đổi. 

Tường trình mới từ các khoa học gia hàng đầu của Úc Đại Lợi tiên đoán rằng quốc gia cần sửa soạn cho hạn hán tăng gấp đôi và sóng nhiệt tăng gấp 10 lần do khí hậu thay đổi. Tường trình cho thấy rằng mực nước mưa giảm dần kể từ thập niên 1950, và các vùng trong quốc gia bị ảnh hưởng bởi sóng nhiệt có thể tăng lên từ 5% mỗi năm đến 95%. Khám phá này phù hợp với những dữ kiện của Giáo sư Ross Garnaut, là người đã cảnh cáo rằng Úc Đại Lợi cần thi hành khẩn cấp các chính sách giảm thải khí nhà kính vào năm 2010, hoặc sẽ chứng kiến sự hủy diệt của San Hô ngầm Great Barrier, các vùng đất ẩm ở Kakadu và Murray-Darling, là đồng bằng nông nghiệp của quốc gia.

Chúng tôi tri ân tất cả khoa học gia đáng kính cho tài liệu về ảnh hưởng của khí hậu thay đổi đối với anh chị em Úc Đại Lợi. Mong tất cả chúng ta hợp tác mau lẹ để ngăn cản ảnh hưởng tai hại của sự hâm nóng trên khắp hoàn cầu.

http://www.guardian.co.uk/environment/2008/jul/07/climatechange.drought