email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In
( 30 MB )

Chương trình TV “Hippy Gourmet” phỏng vấn Thanh Hải Vô Thượng Sư.

Khi công chúng ở Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác tỏ ra ngày càng quan tâm đến lối sống khỏe mạnh và bền vững hơn, nhiều người khám phá rằng hai giá trị này đều là kết quả của việc ăn chay. Với chiều hướng này, nhà sản xuất truyền hình James Ehrlich gần đây đã thỉnh mời Thanh Hải Vô Thượng Sư làm vị khách, để thảo luận về lợi ích của việc ăn chay, nhất là đối với khủng hoảng khí hậu thay đổi trên toàn cầu. James Ehrlich là giám đốc của chương trình truyền hình “The Hippy Gourmet,” một chương trình thịnh hành dạy nấu thức ăn thiên nhiên từ nhiều nền văn hóa, quay tại miền bắc California, Hoa Kỳ, và có hàng triệu gia đình xem mỗi tuần.
Chương trình TV “Hippy Gourmet”
phỏng vấn Thanh Hải Vô Thượng Sư
California, Hoa Kỳ

Để biết thêm chi tiết về chương trình TV “The Hippy Gourmet” TV,
xin viếng www.hippygourmet.com

James Ehrlich, nhà sản xuất và giám đốc điều hành chương trình truyền hình “The Hippy Gourmet”: Chúng tôi được biết Ngài khích lệ người khác đổi sang 100% thuần chay, trường chay, để giảm khí mê-tan và do đó giảm khí nhà kính gây nạn hâm nóng toàn cầu. Câu hỏi là, Ngài có cảm thấy rằng Ngài sẽ thuyết phục được, ví dụ, trước tiên là những người Tây phương, từng được nuôi theo cách khiến họ rất thèm thịt?

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Chúng ta phải thay đổi thái độ của mình; chúng ta phải thay đổi sự suy nghĩ của mình bởi vì chúng ta phải tự hỏi mình, điều gì quan trọng bây giờ? Mạng sống hay khẩu vị, hương vị thức ăn? Sự sinh tồn của thế giới hay thói quen của mình? Chúng ta phải chọn cái nào? Ngoài ra, còn quá nhiều người đói, kể cả trẻ em và trẻ sơ sinh trên toàn cầu.

Cho nên, tôi nghĩ, nếu chúng ta may mắn có thức ăn trên bàn, và thậm chí rất ngon, rất bổ, không tội lỗi, không máu, thì chúng ta nên cám ơn Thượng Đế, chúng ta phải biết ơn rồi. Tại sao phải giết để sống? Nhất là bây giờ, chúng ta giết ngay cả chính mình nếu tiếp tục thói quen ăn thịt. Rất là khó, tôi hiểu điều đó, vì thay đổi đột ngột sang lối sống khác, nhưng đó là lối sống tốt hơn, trong mọi cách. Khi nào có sự quyết chí là có cách làm. Công chúng phải được thông tin nhiều hơn về mối hiểm họa cấp bách, hiện thời và rõ rệt, và các hậu quả của việc ăn thịt, về sự nguy hại cho sức khỏe và sinh tồn của thế giới.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Xin cảm ơn nhà sản xuất điều hành và giám đốc James Ehrlich, cho sự quan tâm và việc làm của ông, một nhà thông tin chuyên nghiệp, để mang tin quan trọng và hữu ích đến cho công chúng. Mong tất cả đài công cộng cởi mở để tham gia vào sứ mạng cứu vãn hành tinh và đời sống của chúng ta.

Kính xin cảm tạ Thanh Hải Vô Thượng Sư ban thời giờ quý báu và lời khuyên đầy trí huệ của Ngài, cho một hành tinh khỏe và bền vững.

Riêng khán giả tại Hoa Kỳ, xin xem thời biểu của đài PBS địa phương hoặc truyền hình vệ tinh DISH với Đài số 9415 để xem buổi chiếu “Hippy Gourmet” phỏng vấn Thanh Hải Vô Thượng Sư trong một ngày sắp tới.

Truyền Hình Vô Thượng Sư cũng sẽ chiếu buổi phóng vấn này trong mục Lời Pháp Cam Lồ vào ngày sắp tới với phụ đề nhiều ngôn ngữ.


Truyền hình Đức tường thuật về khuynh hướng ăn chay.

Hội nghị Ăn chay Thế giới, được tổ chức vào tuần này ở Dresden, được tường thuật bởi mạng lưới truyền hình quốc gia Đức, Đài 1. Hội Quốc Tế Thanh Hải Vô Thượng Sư tại Đức cùng nhiều tổ chức bảo vệ thú vật và môi sinh đã có mặt để cung cấp thông tin cho tham dự viên về sự lợi ích nhiều mặt của lối dinh dưỡng chay không động vật.


Ký giả: Hôm nay, ở Đức, khoảng 10% người dân cho biết đã ngưng ăn thịt. Hội nghị mong muốn làm sáng tỏ mối liên hệ giữa việc bảo vệ thú vật, lối dinh dưỡng lành mạnh, nạn đói ở Thế giới Thứ 3, và sự thay đổi khí hậu, một trong các chủ đề phổ biến hiện nay, vì 18% lượng khí nhà kính là do kỹ nghệ thịt sinh ra.

Thomas Schönberg, Chủ tịch Hội Ăn Chay tại Đức: Chúng tôi đang cố gắng mang lại một cách phát triển xã hội tích cực, và tôi nghĩ ở Đức đã có khuynh hướng này, khi mức tiêu thụ thịt đã giảm xuống 15% kể từ năm 1988.

Cám ơn bài tường thuật của Đài 1, giúp soi sáng nhiều cách mà việc ăn chay có thể cứu tinh cầu. Cầu mong giới truyền thông khắp nơi ủng hộ dinh dưỡng dùng rau cải bền vững để duy trì sự cân bằng của bầu sinh quyển.

http://www.tagesschau.de/multimedia/video/video354568_bcId-_ply-internal_res-ms256_vChoice-video354568.html