email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In
( 28 MB )

Hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư ở Âu Lạc (Việt Nam).


Ký giả về tâm linh và đạo đức từng được trao giải ở Gia Nã Đại, Douglas Todd, phát biểu rằng nạn hâm nóng toàn cầu không phải là vấn đề giải quyết chỉ bằng phương tiện chính trị, khoa học và kinh tế. Trong bài xã luận ngày 7 tháng 7, ông viết: “Có lẽ cũng rất cần một giải pháp tâm linh cho nạn hâm nóng toàn cầu để mang lại nghị lực cần thiết hầu giúp trực diện và đối phó với các hậu quả tệ hại nhất do khí hậu thay đổi thất thường trên Trái Đất.” Trong một hội nghị truyền hình gần đây với các hội viên chúng tôi ở Âu Lạc, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã giải thích về mối liên hệ giữa sự thay đổi khí hậu và tâm linh.

Hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư
ở Âu Lạc (Việt Nam) – 20 tháng 7, 2008
Hội viên của hội: Kính thưa Sư Phụ, nhận thức về tâm linh của nhân loại và tình trạng hâm nóng toàn cầu có mối liên hệ như thế nào, đặc biệt trong tình trạng khẩn cấp hiện nay?

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Nếu nhân loại càng tiến bộ về tâm linh chừng nào thì dĩ nhiên là sự hâm nóng toàn cầu sẽ giảm bớt. Nhân loại càng tiến bộ về tâm linh, càng có lòng thương yêu mọi người mọi vật và mọi hoàn cảnh, mọi cảnh xung quanh, thì sự hâm nóng toàn cầu sẽ càng ngày càng giảm bớt và sẽ biến mất luôn. Và sau đó, mọi người trên thế giới sẽ sống trong hòa bình, hạnh phúc và thương yêu lẫn nhau. Nhưng mà mọi người phải thức tỉnh mới được.


XƯỚNG NGÔN VIÊN: Kính xin đa tạ Thanh Hải Vô Thượng Sư cho sự hiểu biết sâu sắc này, chứng tỏ rằng tâm linh là sự bảo vệ to lớn nhất mà chúng ta có được. Cầu mong sự lựa chọn từ ái và hòa bình sẽ lan rộng, cho đến khi mọi người trên thế giới đều có cùng những phẩm chất này.


Kính mời quý vị đón xem chương trình Giữa Thầy và Trò trên Truyền Hình Vô Thượng Sư vào một ngày gần đây, phát hình buổi hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư, được phụ đề bằng nhiều ngôn ngữ.

Tin Hội Quốc Tế Thanh Hải Vô Thượng Sư từ Formosa (Đài Loan).


Thị trưởng Lin Junq-tzer ở Thành phố Tân Trúc đã kêu gọi 1 cuộc họp báo sớm hơn trong tháng này với chủ đề là: “Chống hâm nóng toàn cầu bằng cách ăn chay để cứu Địa Cầu!” Hội nghị báo chí của thị trưởng Lin theo sau một cuộc họp do các hội viên chúng tôi và cử tri Thành phố Hsinchu tổ chức. Ông đã lắng nghe hết sức chăm chú bài thuyết trình của các hội viên chúng tôi về bằng chứng khoa học giải thích vì sao sản xuất thịt là nguyên nhân gây ô nhiễm lớn nhất trên thế giới và làm kiệt quệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Trong cuộc họp báo có sự tham dự của 30 ký giả truyền thông, các hội viên chúng tôi đã được yêu cầu trình bày các thông tin tương tự. Họ cũng trình diễn một vở kịch để nêu lên viễn ảnh to lớn của giải pháp ăn chay. Thị trưởng Lin, cùng với trưởng Ban Bảo vệ Môi sinh và các đại diện trong giới truyền thông, đã ký “Tuyên bố Không Thịt, Không Nhiệt” và kêu gọi công chúng ủng hộ nỗ lực này thông qua hành động thực tiễn.
Hội viên của hội: Nếu chúng ta chỉ nói về việc thán khí đang gia tăng gây hâm nóng toàn cầu thì thế giới sẽ hiểu lầm trầm trọng về tính nghiêm trọng của vấn đề này.

Thị trưởng Lin Junq-tzer, thành phố Tân Trúc, Formosa: Tôi đã thấy rất rõ lợi ích của thức ăn chay. Lối dinh dưỡng này hết sức lành mạnh cho cơ thể. Với toàn thể tinh cầu, lối ăn uống này có thể giảm bớt gánh nặng về năng lượng cần để sản xuất. Nếu mỗi người có thể ăn chay chỉ 1 ngày thôi, chúng ta có thể giảm bớt 4,1kg thán khí, tương đương với lượng khí được hấp thu bởi khoảng 180 đến 360 cây. Vậy nên, chúng ta có thể nói mình chỉ nên ăn chay và ngưng ăn thịt.


XƯỚNG NGÔN VIÊN: Thông tin này đã được tường thuật trên truyền hình và truyền thanh chiếu trên mạng và báo chí. Xin khen ngợi thị trưởng Lin đã mau chóng đáp ứng tình hình cấp bách này và đã nghiêm túc ủng hộ mục tiêu này. Cầu chúc tất cả người dân Formosa (Đài Loan) sớm vui hưởng lợi ích khi chuyển sang dinh dưỡng không thịt.

Gordon McBean cảnh cáo những nguy hiểm sức khỏe vì khí hậu thay đổi. 



Nói với đài truyền hình CTV của Gia Nã Đại hôm thứ sáu, nhà khí tượng học lãnh giải Nobel, tuyên bố một số các khám phá từ bài tường trình, mà ông và đồng nghiệp đệ trình lên Y tế Gia Nã Đại, là bộ y tế của quốc gia. Tường trình kêu gọi chính phủ liên bang có nhiều hành động hơn để củng cố hạ tầng cơ sở hiện hữu, cũng như thông báo công dân biết về các mô hình thời tiết có khả năng gây nguy hiểm, đã xảy ra thường xuyên hơn do thay đổi khí hậu.
Xin tri ân Tiến sĩ MCBean và các cộng sự cho sự hiểu biết và quan tâm của quý vị. Cầu mong hành động chung của chúng ta giúp đảo ngược khủng hoảng, để bảo vệ đời sống cư dân Gia Nã Đại và toàn thể công dân thế giới. (*)
http://www.ctv.ca/servlet/ArticleNews/story/CTVNews/20080725/climate_change_080724/20080725?hub=Canada

Tàu nghiên cứu Bắc Cực của Trung Quốc phát hiện thấy đỉnh Bắc cực thu hẹp lại.


Với tốc độ tan chảy gia tăng ở đỉnh băng đá vào năm nay, tàu nghiên cứu Xuelong và 122 khoa học gia trên đó sẽ mạo hiểm xa hơn về phía bắc, đi đến các vùng mà trước nay chưa từng khám phá. Thuyền trưởng Wang Jianzhong đã tỏ ra lo lắng rằng băng tan, nghĩa là sẽ có nhiều nước biển hơn, cũng đồng nghĩa là thời tiết sẽ rối loạn hơn ở Bắc Cực. Toán nghiên cứu dự tính sẽ lắp đặt một hệ thống để giám sát những thay đổi dài hạn trên biển và cung cấp dữ liệu về ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu ở Bắc Cực.

Cầu chúc toán nghiên cứu của tàu Xuelong 1 chuyến đi thành công và an toàn. Mong những hiểu biết mới về nạn hâm nóng toàn cầu giúp chúng ta có lựa chọn sáng suốt để gìn giữ tinh cầu.
 http://news.xinhuanet.com/english/2008-07/25/content_8768045.htm http://in.reuters.com/article/worldNews/idINIndia-34699420080727

Nguồn nước tại cộng đồng ở Bắc Cực bị ảnh hưởng bởi hâm nóng toàn cầu.


Diễn thuyết tại hội nghị về khí hậu thay đổi ở thành phố Iqaluit thuộc Gia Nã Đại, nghiên cứu gia Paul Budkewitsch của Tài nguyên Thiên nhiên Gia Nã Đại, nói rằng với nhiệt độ hâm nóng, đang gây ra nạn thiếu tuyết và mưa, vài cộng đồng ở Gia Nã Đại có đời sống lệ thuộc chủ yếu vào sông băng tan khi nguồn nước của họ không đủ cung ứng. Để bảo vệ nguồn nước tốt hơn, ông Budkewitsch đề nghị xây cất cơ sở dự trữ cho thời gian dài và các hàng rào để giữ tuyết không bị thổi đi bởi gió.

Xin đa tạ Tiến sĩ Budkewitsch và Tài nguyên Thiên nhiên Gia Nã Đại đã chia sẻ tài liệu này về ảnh hưởng của nhiệt độ khí hậu tăng cao. Với ân điển của thiên đàng, mong chúng ta cố gắng giới hạn thải khí nhà kính để bảo đảm tài nguyên dồi dào cho Bắc Cực và những cộng đồng khác trên thế giới.

http://www.cbc.ca/technology/story/2008/07/24/arctic-water.html