email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In
( 23 MB )

Hội Nghị Trường Chay Quốc Tế Nhấn Mạnh Nhu Cầu Về Lời Giải Đáp Ăn Chay Cho Sự Thay Đổi Khí Hậu.

Từ ngày 27 tháng 7 đến ngày 2 tháng 8, Kulturpalast ở Dresden, Đức, đã tổ chức Hội nghị Trường chay Quốc tế 2 năm một lần. Sự kiện này đã được tổ chức ở Dresden trong năm nay để kỷ niệm một thế kỷ thành lập Liên hiệp Trường chay Quốc tế vào năm 1908.

Phóng viên đài Truyền Hình Vô Thượng Sư ở Đức sẽ tường thuật.

Phóng viên: Chúng tôi đang có mặt ở Dresden, Đức, tại Hội nghị Trường chay Quốc tế lần thứ 38. Trong 1 tuần, khoảng 700 tham dự viên từ 30 quốc gia sẽ gặp gỡ để trao đổi kinh nghiệm qua các bài thuyết trình và những buổi hội thảo.

 Tiến sĩ Sonja Lewandowski, diễn giả tại Hội nghị và hội viên hội chúng tôi

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Các nhóm tham dự sẽ thảo luận các khía cạnh về phúc lợi của loài vật, dinh dưỡng, môi sinh và tâm linh. Hội Quốc Tế Thanh Hải Vô Thượng Sư cũng đã tham gia, với nhiều gian hàng và một bài thuyết trình về cách áp dụng các lựa chọn thuần chay trong hệ thống trường học. Chủ đề nóng bỏng nhất, được trình bày trong nhiều bài thuyết trình, rõ ràng là liên hệ giữa lối dinh dưỡng và sự thay đổi khí hậu. Hội nghị này đã nhất trí rằng ngưng sản xuất và tiêu thụ thịt là chìa khóa để làm ngưng hâm nóng toàn cầu.

Phóng viên: Quý vị có nghĩ rằng khi trực diện với hâm nóng toàn cầu thì chính là lúc để bắt đầu một khối liên minh ăn chay vì khí hậu toàn cầu?

Dilip Barman, hội viên Hội đồng của Hiệp hội Ăn chay Quốc tế: Tôi cũng nghĩ vậy. Tôi nghĩ có rất nhiều điều mà chúng ta có thể làm và nên làm về nạn hâm nóng toàn cầu. Tôi chắc chắn quý vị đã biết về Báo cáo của Liên Hiệp Quốc được đưa ra cách đây gần 2 năm, và nhận định rằng ngành nông nghiệp nuôi gia súc là vấn đề lớn hơn rất nhiều so với ngành chuyên chở trên khắp thế giới kết hợp lại.

Tiến sĩ Madan Mohan Bajaj, thành viên Quốc hội Ấn Độ, Hiệu trưởng Đại học Kamdhenu Ahimsa Quốc tế, Tổng Giám đốc Tổ chức  Nghiên cứu & Phúc lợi Khoa học Quốc tế: Hiện nay chúng tôi có một tuyên bố mới tên là Tuyên bố Dresden.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Nhiều tác giả, nhà hoạt động xã hội, nhà làm phim, chính khách và khoa học gia trường chay hàng đầu đã tham dự Hội nghị này, như tác giả nổi tiếng kiêm đại diện của Đảng Xanh Barbara Rütting và nhà thần học đáng kính, Tiến sĩ Eugen Drewermann. Các nhà hoạt động xã hội ăn chay và thuần chay từ khắp nơi đã trao đổi ý tưởng về việc tạo nên ý thức ngày càng cao trong công chúng về lợi ích của lối sống không động vật.

Phóng viên: Theo các số liệu của Hội Trường chay Đức thì 10% người dân Đức đã ăn chay. Vậy theo ông, làm cách nào để một hội nghị như vậy có thể giúp thêm nhiều người nhiệt tâm với ý tưởng ăn chay?

Thomas Schoenberger, Chủ tịch Hội Ăn chay Đức quốc, Người Tổ chức trong Quốc hội: 
Thông điệp của chúng tôi từ hội nghị này là: Hãy ăn chay, chỉ việc ăn bớt thịt lại vào lúc đầu. Chỉ cần bắt đầu với 1 ngày không ăn thịt trong 1 tuần. Hãy thử theo sống lối ăn chay và thuần chay hấp dẫn, lành mạnh, ngon miệng, hiện đại, là chuẩn mực trong tương lai. Và quý vị có thể góp phần tuy nhỏ nhưng hữu ích, để giúp sự sống trên tinh cầu bền vững hơn, tạo điều kiện cho các thế hệ tương lai có được cuộc sống tốt đẹp trên địa cầu. Xin cám ơn!

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Hoan hô mọi tham dự viên của Hội nghị Trường chay Quốc tế. Vào thời điểm quan trọng này, thật thú vị khi biết có nhiều anh hùng đang và sẽ ủng hộ lối dinh dưỡng chay qua sự kiện phi thường này. Cùng nhau, chúng ta có thể cứu tinh cầu!

Nghiên Cứu Cho Thấy Rằng Nguyên Nhân Đá Bắc Cực Tan Là Nạn Hâm Nóng Hoàn Cầu. 

Nghiên cứu được dẫn đạo bởi học giả lừng danh về khí hậu thuộc Na Uy, Ola Johannessen, tiết lộ rằng 90% băng đá sụt giảm trên biển chắc chắn là do mực độ CO2 gia tăng trong không khí, với lượng thán khí thải và tốc độ đá tan tăng thêm, sẽ khiến băng đá sụt giảm mau hơn mức dự đoán bởi mô hình IPCC của Liên Hiệp Quốc. Mặc dù các đỉnh băng đá đã giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử vào tháng 9, năm 2007, các khoa học gia tiên đoán đá sẽ tan thậm chí nhiều hơn vào năm nay, báo động rằng băng đá  đang có nguy cơ đạt đến “đỉnh điểm” tối hệ, mà từ đó các băng đá không thể hồi phục được nữa.

Chúng tôi chân thành cảm tạ Giáo sư Johannessen và tất cả nghiên cứu gia khác, cho khám phá quan trọng này Cầu mong các quốc gia mau thức tỉnh về sự cấp bách của nạn khí hậu thay đổi, và thực hiện các biện pháp nhanh chóng để giảm những ảnh hưởng nguy hại.

http://www.nationalpost.com/news/story.html?id=695981

Khí hậu thay đổi khiến số người vô gia cư gia tăng ở Bangladesh. Dựa theo Trung tâm cho Môi sinh và Dịch vụ Dữ kiện Địa lý (CEGIS,) gần 150.000 hécta đất đai bị sụp lở dọc theo các sông ngòi chính của quốc gia giữa năm 1973 đến 2007, buộc hàng chục ngàn cư dân trong làng phải di tản. CEGIS tiên đoán rằng thêm 29.000 người khác sống dọc theo bờ các Sông Brahmaputra, Meghna và Padma sẽ mất nhà của họ chỉ riêng trong năm tới.

Chúng tôi cầu sự an toàn cho người dân Bangladesh và mong các công dân trên khắp thế giới sẽ hành động thống nhất trong việc áp dụng thay đổi lối sống để ngăn nạn khí hậu thay đổi, hầu bảo đảm sự sinh tồn của tất cả chúng sinh trên địa cầu.

http://www.irinnews.org/Report.aspx?ReportId=7956, http://www.wca-infonet.org/servlet/CDSServlet?status=ND0xMjMyLjEzNDIwOCY2PWVuJjMzPXdlYi1zaXRlcyYzNz1pbmZv


Công Viên Quốc Gia Bắc Cực Gia Nã Đại Đóng Cửa Vì Hâm Nóng Hoàn Cầu.

Nhiệt độ cao kỷ lục vào mùa hè năm nay tại Công viên Quốc gia Auyuittuq, với tên này có nghĩa là “Mảnh Đất Không Bao giờ Tan,” khiến sông băng tan chảy và gây ra lũ lụt lớn chưa hề có, với 22 người đi bộ đường dài phải được di tản bằng máy bay trực thăng khi đường đi bị lũ lụt cuốn trôi. Đồng thời Đèo Akshayuk, từng được dùng hàng ngàn năm nay để đi vào công viên, hiện nay bị đóng cửa, bởi vì sự sụt lở sông băng gây nên sự quan tâm về lũ lụt nhiều hơn nữa.

Đa tạ Gia Nã Đại đã chia sẻ các sự kiện đáng lo ngại này. Chúng tôi cầu rằng các chính phủ trên thế giới nghe lời báo động này và thực hiện biện pháp mau lẹ, để hồi phục cân bằng của bầu sinh quyển không thể thay thế được.
http://news.bbc.co.uk/2/hi/americas/7538341.stm