Số lượng cần thiết để đổi mới có thể trong tầm tay với!.
Dựa trên các khám phá cập nhật, khoa học gia về hâm nóng toàn cầu đã rút ngắn thời gian của các thay đổi không thể đảo ngược như việc băng biển tan biến. Dường như tốc độ thay đổi của thiên nhiên nhanh hơn phản ứng của chúng ta. Nhưng may thay, các cao điểm dẫn đến sự biến đổi không tùy thuộc vào thiên nhiên mà thôi. Sau đây là một trích đoạn khác từ hội nghị truyền hình gần đây của các hội viên chúng tôi tại Seattle, Washington, Hoa Kỳ, với Thanh Hải Vô Thượng Sư..
Hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư
với Trung tâm Seattle, Washington, Hoa Kỳ - 6 tháng 7, 2008
(F): Có một giả thuyết về khối lượng cần thiết cho rằng nếu chúng ta đạt được, thì phong trào sẽ tự động tiếp diễn. Con muốn biết còn bao xa mới đến khối lượng cần thiết này, hoặc có phải mình đã đạt được rồi?
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Chưa, mình chưa đạt tới. Tôi rất tiếc. Nhưng có thể chúng ta sẽ sớm đạt được. Có thể trong vòng nửa năm, nếu chúng ta nỗ lực, nếu mọi người siêng năng, nếu chính phủ giúp đỡ, nếu giới truyền thông trợ giúp, nếu mọi tổ chức thật sự chuyên tâm hành động về việc này, loan tin tình trạng cấp bách, và quảng bá giải pháp ăn chay để giúp gìn giữ địacầu, thì có thể chúng ta sẽ đạt được trong vòng nửa năm, chỉ để đạt tới khối lượng cần thiết.
(F): Dạ.
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Không phải để hoàn toàn thay đổi cả địa cầu.
(F): Cám ơn Sư Phụ.
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Chúng ta chỉ có thể tiếp tục cố gắng.
Xướng Ngôn Viên: Kính xin tri ân kiến thức vô giá và thông điệp khích lệ của Thanh Hải Vô Thượng Sư để chúng ta tiếp tục nỗ lực thành tâm vào thời điểm này. Quả thật, với hồng ân Thiên Đàng và sự kiên trì của mọi người, tương lai tươi sáng thật sự cho địa cầu đang chờ đợi chúng ta ở chân trời..
Kính mời quý vị theo dõi trên Truyền Hình Vô Thượng Sư vào một ngày gần đây buổi phát hình về hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư, được phụ đề bằng nhiều ngôn ngữ.
Hệ thống sinh thái Nam Cực bị hại bởi hâm nóng toàn cầu.
Dựa theo ba nhà nghiên cứu Hoa Kỳ, chuyên môn khảo cứu Nam Cực, thì đại lục già 30 triệu năm, hầu như hoàn toàn cô lập, bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới bởi khí hậu thay đổi, với nhiệt độ tăng lên hơn 10 độ F từ năm 1950. Hệ thống sinh thái Bán đảo Nam Cực do đó chuyển đổi nhanh chóng vì nước ấm hơn và băng đá ở biển tan rã, rồi sau đó gây nguy hại cho nhiều loại sinh vật như thực vật nổi ở biển, nhuyễn thể giống tôm nhỏ, và chim cánh cụt Adelie. Hugh Ducklow thuộc Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu Sinh Hải học tại Woods Hole, Massachusetts, Hoa Kỳ, nói: “Chúng ta trông thấy những sự kiện này xảy ra mau lẹ. Đây là chuông đánh thức rất tốt cho chúng ta.”
Báo cáo của EPA liên hệ khói và hâm nóng toàn cầu.
Một báo cáo mới phát hành từ Cơ quan Bảo vệ Môi trường của Hoa Kỳ (EPA) cho biết tại nhiều vùng ở Hoa Kỳ, thay đổi khí hậu là nguyên nhân chính làm tăng mức sương khói trong không khí, kể cả việc gây thiệt hại to lớn cho tầng ozôn gần mặt đất. Lớp khí ozôn này đặc biệt ảnh hưởng đến trẻ em, người cao niên và người có vấn đề về hô hấp. Chủ tịch Frank O’Donnell của tổ chức bất vụ lợi có trụ sở ở Hoa Kỳ Clean Air Watch, cho biết: “Báo cáo này nhắm đến vấn đề cơ bản rằng hâm nóng toàn cầu đang đe dọa sức khỏe của công chúng.”
Xin cám ơn EPA cho thông tin này. Cầu chúc nỗ lực chung của chúng ta để làm ngưng thay đổi khí hậu sẽ mang lại kết quả thành công là bầu không khí trong sạch, an toàn cho mọi chúng sinh Địa Cầu.
http://www.reuters.com/article/environmentNews/idUSN1041605320080710?sp=true
Namibia cảm thấy sức nóng của sự thay đổi khí hậu.
Nhu cầu về nước ở Namibia dự đoán sẽ vượt quá nguồn cung cấp vào năm 2015 ở quốc gia khô hanh nhất thuộc vùng ngoại vi Saharan ở Phi châu. Một báo cáo từ Viện Năng lượng Tái tạo và Hữu hiệu Năng lượng của nước này cho biết: “Các phân tích gần đây về dữ liệu khí hậu trong nước trong hơn 100 năm qua cho thấy một sự gia tăng nhiệt độ có thể nhận thấy là vào khoảng từ 1 đến 1,2 độ C. Trong những năm gần đây, nhiệt độ đang ngày càng nóng bức hơn, những ngày nóng trên 35 độ C đang ngày càng thường xuyên hơn và số đêm lạnh đang giảm xuống.” Nông dân Namibia đã trải qua mùa mưa bắt đầu muộn hơn và kết thúc sớm hơn, do đó đe dọa đến nguồn thực phẩm.
Cám ơn các nghiên cứu gia Namibia đã ghi nhận tài liệu về ảnh hưởng nghiêm trọng của nạn hâm nóng toàn cầu. Cầu nguyện cho cộng đồng trên toàn cầu mau chóng áp dụng lối dinh dưỡng dùng rau cải rõ ràng giúp bảo tồn nước và không thải thán khí để làm mát hành tinh và bảo đảm có đủ nước cho mọi người.
http://afp.google.com/article/ALeqM5i2Q8OxnASIyAciQMm7K0umyx_7iA
Số lượng cá đang sụt giảm do đại dương trên thế giới ấm lên.
Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) đã báo cáo tại hội nghị chuyên đề khoa học dài 4 ngày được tổ chức ở La Mã, Ý Đại Lợi, rằng nhiều thay đổi liên quan tới thay đổi khí hậu trong nhiệt độ nước biển đang ảnh hưởng bất lợi đến sự trao đổi chất, tốc độ phát triển, sự sinh sản và dễ mắc bệnh tật của cá. Phần nước gần bề mặt dễ bị bốc hơi cũng gia tăng độ mặn và chua, gây tổn hại cho các rặng san hô và nhiều sinh vật có vôi.
Cám ơn tổ chức FAO của Liên Hiệp Quốc cho thông tin về tình trạng báo động của các đại dương trên thế giới. Ơn trên gia trì chúng ta mau thực hiện các việc làm hữu hiệu để bảo vệ tất cả sự sống trên địa cầu quý báu.
http://www.ens-newswire.com/ens/jul2008/2008-07-10-02.asp, http://timesofindia.indiatimes.com/Earth/Warming_trouble_for_fish/articleshow/3223175.cms