Khí Hậu Nam Cực Bị Ảnh Hưởng Trực Tiếp Bởi Sự Thay Đổi Nhiệt Đới.
Phân tích lõi băng đá được thực hiện bởi các nghiên cứu gia Eric Steig và David Schneider của Hoa Kỳ, lần đầu tiên khám phá mối liên hệ trực tiếp giữa thay đổi thời tiết nhiệt đới và nhiệt độ đôi khi lên xuống quá nhiều ở Nam Cực. Dự đoán rằng miền Tây Nam Cực đặc biệt ấm hơn khoảng 0,9 độ Celcius trong thế kỷ qua, cao hơn nhiệt độ trung bình toàn cầu, các khoa học gia tìm thấy nhiệt độ thay đổi này là kết quả trực tiếp của hiện tượng ở Thái Bình Dương như là ảnh hưởng El Niño. Tiến sĩ Schneider tuyên bố: “Khi miền nhiệt đới ấm lên, thì Tây Nam Cực cũng thế.” Với băng đá trung bình có độ dày trên 1 dặm, sự tan băng ở Nam Cực sẽ khiến mực nước biển dâng cao đến mức tai họa là từ 8 đến 16 bộ Anh.
Các Tiến sĩ Steig, Schneider và đồng nghiệp, chúng tôi xin cảm tạ quý vị, đã chia sẻ kiến thức này về chu kỳ hâm nóng của Nam Cực. Chúng tôi cầu nguyện cho những hiểu biết này giúp chúng ta khẩn trương hơn trong các nỗ lực của mình để sống bền vững và ngăn ảnh hưởng khí hậu thay đổi.
Thực vật và động vật “nói” về sự thay đổi khí hậu.
Thực vật và động vật “nói” về sự thay đổi khí hậu. Trong khi chúng không thể dùng ngôn ngữ loài người, thực vật và động vật di trú và trong vài trường hợp đã chết trong khi cố tìm cách để được mát mẻ. Điều tra gần đây về chim muông hoàn tất tại Nữu Ước, Hoa Kỳ được so sánh với một điều tra thực hiện 20 năm trước, và khám phá rằng nhiều loài vật, bao gồm chim chích Nashville, chim hoàng yến cây thông, và chim gõ kiến bụng đỏ, đã nới rộng vùng cư trú của chúng lên phía bắc, đôi khi xa đến 40 dặm.
Một điều tra tương tự về cây cối và thực vật ở Rặng núi Santa Rosa tại California, cho thấy rằng 9 trong 10 loài đã di trú lên cao đến trên 200 bộ, với sự mất mát của cây cối tại nơi cao độ thấp hơn. Sinh thái gia, Tiến sĩ Travis Huxman thuộc Đại học Arizona nói rằng: “Tốc độ (của thực vật di chuyển) thật đáng lo ngại. Có nghĩa là chúng ta sẽ có thể thấy thực vật thay đổi nhanh rất nhiều hơn điều chúng ta có thể nghĩ đến.”
Chúng tôi tri ân Tiến sĩ Huxman và tất cả những người quan sát chi tiết qua thời gian đã đóng góp vào thông điệp tối quan hệ này từ các đồng cư của chúng ta, và xin cầu cho mọi người sẽ nghe và hành động mau lẹ để cứu đời sống của sinh vật và của mình trên địa cầu.
http://www.fresnobee.com/384/story/790104.html,
http://news.yahoo.com/s/livescience/20080812/sc_livescience/
plantsandanimalsmoveasclimatewarms;_ylt=AjBoxCgmzqVUrOmy706PJ0Bpl88F,
http://eebweb.arizona.edu/faculty/huxman/ http://www.enn.com/sci-tech/article/37898 Vùng chết trong đại dương đe dọa Địa Cầu. Một nghiên cứu vừa được ấn hành bởi các khoa học gia của Hoa Kỳ và Thụy Điển tường thuật một khám phá gây sửng sốt về hơn 400 vùng chết trong đại dương, nhiều gấp 2 lần con số mà Liên Hiệp Quốc nhận định cách đây 2 năm. Vùng chết có thể có nhiều kích cỡ, nhưng có đặc điểm chung là phủ đầy tảo chết và khi mục rữa, các tảo này lấy đi tất cả dưỡng khí trong nước, khiến cho vùng bị ảnh hưởng không thể hổ trợ sự sống. Vùng chết gây ra bởi nhiều hoạt động của con người như đốt nhiên liệu hóa thạch, phân bón chảy ra biển và đánh bắt cá quá mức. Đồng tác giả nghiên cứu trên, Tiến sĩ Robert J. Diaz ở Học viện Khoa học Hải dương Virginia, Hoa Kỳ, cho biết: “Đây là một vấn đề toàn cầu và gây hậu quả nghiêm trọng cho hệ sinh thái… Kết cuộc có thể không còn cua, tôm, cá nữa. Đó là chiều hướng của các vùng chết này trừ khi chúng ta ngăn sự phát triển của chúng.”
Cám ơn Tiến sĩ Diaz và đồng nghiệp, đã cảnh báo cho chúng ta về xu hướng báo động này. Cầu cho mọi người cùng tìm cách cải biến các ảnh hưởng gây hại này và khôi phục đại dương trở lại nét đẹp nguyên thủy giúp nâng đỡ sự sống.
http://www.cnn.com/2008/TECH/science/08/14/dead.zones.ap/index.html?iref=newssearch,
http://daily.sightline.org/daily_score/archive/2004/11/30/pass_the_sardin/?searchterm=dioxide