Mức Tàn Phá Rừng Amazon Tăng 69% Do Nhu Cầu Về Thịt.
Viện Nghiên cứu Không gia Quốc gia, giám sát sự phá rừng Amazon, đã báo cáo rằng trong thời gian một năm giữa tháng 8, 2007 đến tháng 8, 2008, có hơn 4.820 cây số vuông rừng Amazon đã bị mất. Nguyên nhân chính được viện dẫn là nhu cầu gia tăng về thịt bò và đậu nành. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ tường trình rằng 74% vụ mùa đậu nành toàn cầu được dùng để nuôi thú vật.
Chúng tôi cảm kích nỗ lực của Ba Tây và các nơi khác để giảm việc phá rừng. Chúng tôi cũng cầu nguyện mọi người khắp thế giới nhận biết ảnh hưởng tai hại của việc sản xuất thịt và chuyển sang lối dinh dưỡng chay cứu tinh cầu.
http://news.yahoo.com/s/ap/20080830/ap_on_re_la_am_ca/
brazil_amazon_destruction;_ylt=AjW4IcXhL6t.gWtVjWCyBYpvaA8F,
http://usda.mannlib.cornell.edu/usda/current/OCS-yearbook/OCS-yearbook-06-18-2008_Special_Report.pdf Mực Nước Biển Dâng Cao Đe Dọa Hàng Ngàn Người Ở Đảo Phía Nam Trung Quốc.
Khắp Đảo Vị Châu rộng 25 cây số vuông, các bãi biển, vùng duyên hải, và rừng đệm đang chìm ngập. Cơ quan Quản lý Môi sinh Hải dương Quốc gia cho biết các đợt thủy triều cao hiện đã dâng lên đến cửa sổ bên ngoài của khoảng 15.000 tư gia. Các chuyên gia cho rằng sự kiện này xảy ra là do nạn hâm nóng toàn cầu và hoạt động của con người như việc tàn phá rặng san hô gần đó. Do vậy, các quan chức chính phủ đã khởi sự nỗ lực bảo tồn bao gồm một lệnh cấm thu hoạch san hô cũng như một số cách đánh bắt cá.
Xin đa tạ Cơ quan Quản lý Hải Dương, Trung Quốc và các quan chức địa phương cho sự quan sát cẩn thận và nỗ lực bảo vệ của quý vị. Với hồng ân Thiên Đàng, cầu mong người dân mau chóng áp dụng lối sống bảo vệ sinh thái để giúp ích cho tương lai của đảo Vị Châu và tinh cầu.
http://news.xinhuanet.com/english/2008-08/29/content_9737577.htm