Tin Tưởng Vào Dũng Khí Của Các Nhà Lãnh Đạo.
Là người được giao phó việc chăm sóc cho dân, các nhà đứng đầu chính
phủ có quyền lực để tạo nên ảnh hưởng quy mô bằng cách thiết lập chính
sách chung trong các lãnh vực như truyền thông và khuyến khích người
dân ăn chay. Trong một hội nghị truyền hình gần đây với các hội viên
chúng tôi ở Auckland, Tân Tây Lan, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã giải thích
vì sao các nhà lãnh đạo phải vượt qua sự dè dặt của mình để bảo đảm một
tương lai cho đồng bào của họ.
Hội thảo truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư
tại Trung tâm Auckland, Tân Tây Lan – 19 tháng 8, 2008
Hội viên của hội: Kính thưa Sư Phụ, do áp lực chính trị và kinh tế, nhiều nhà lãnh đạo
không chịu giải quyết trực tiếp vấn đề ăn thịt. Chúng ta có thể khuyến
khích điều gì để họ đứng lên và truyền bá thông điệp ăn chay đến mọi
người? Xin cám ơn Sư Phụ.
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Tôi nghĩ họ sẽ phải làm vậy, sớm hay muộn. Tôi hy vọng họ sẽ làm sớm, để chúng ta vẫn có cơ hội cứu mạng hàng triệu, hàng tỷ người hoặc cả toàn cầu. Quyền lực kinh tế hoặc chính trị có ích gì khi mọi người chết hết? Thậm chí nếu vị lãnh đạo đó vẫn còn sống thì họ sẽ cai trị ai nếu không còn người dân? Tôi rất lo cho quốc gia của quý vị, đây là một hải đảo nhỏ với nước bao quanh. Nếu mực nước dâng cao, tôi thật tình không muốn nói về điều này. Nhưng tôi chắc chắn lãnh tụ của quý vị sớm muộn gì cũng sẽ nhận ra rằng sự sống còn là điều quan trọng nhất.
Mọi người phải tự thức tỉnh. Dĩ nhiên, chúng ta có thể dùng công đức tu hành và hồng ân từ Thiên Đàng để nâng cao tâm thức của nhân loại lên một mức nào đó. Nhưng chúng ta không thể lạm dụng điều này. Năng lực đó phải đến từ phía nhân loại. Mọi người phải tự thức tỉnh và quyết định đi theo con đường từ ái. Cách này giúp họ rất nhiều trong việc thăng hoa tâm thức của họ. Họ sẽ lên cảnh giới Thiên Đàng cao hơn trong kiếp sau, hoặc thậm chí là kiếp này.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Kính xin cảm tạ Thanh Hải Vô Thượng Sư cho lý luận rất rõ ràng này, cũng như sự lạc quan và lời động viên của Ngài cho các nhà lãnh đạo. Cầu nguyện các giới chức đáng kính trên toàn cầu sẽ hưởng ứng để thực hiện điều đúng và khuyến khích ăn chay thật nhiều vì sự sống còn của tất cả chúng sinh.
Kính mời quý vị đón xem chương trình Giữa Thầy và Trò trên Truyền Hình Vô Thượng Sư vào một ngày gần đây, phát hình buổi hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư, được phụ đề bằng nhiều ngôn ngữ.
Ngộ Độc Gia Cầm Được Nghi, Khi Vịt Laysan Chết.
Trung tâm Y tế Thú hoang Quốc gia trụ sở ở Hoa Kỳ tuyên bố rằng trên 130 vịt Laysan đã mất mạng vào tháng này trong khu Bảo tồn Thú hoang Quốc gia của Midway Atoll, là một đảo phía bắc Quần đảo Hạ Uy Di. Nguyên nhân được cho là ngộ độc gia cầm, một bệnh đang gia tăng với nhiệt độ lên cao do nạn hâm nóng hoàn cầu. Vịt Laysan là loài vịt địa phương hiếm quý tại Hoa Kỳ, và số lượng được ước đoán là ít hơn 1.000 vịt còn sống sót hiện nay.
Chúng tôi cầu cho sự sinh tồn của vịt Laysan và hành tinh tiếp tục được ban ân với đời sống đa dạng phong phú qua lối sống từ bi hơn của nhân loại.
http://economictimes.indiatimes.com/Earth/
Flora__Fauna/More_than_100_rare_Laysan_ducks_found_dead/articleshow/3375232.cms, http://www.cnn.com/EARTH/9802/27/prairie/, http://www.honoluluadvertiser.com/apps/pbcs.dll/article?AID=/20080824/NEWS14/808240361/1001/LOCALNEWSFRONT
Khẩn Cấp Hạn Hán Được Loan Báo Ở Á Căn Đình.
Hôm thứ sáu, Tổng thống Á Căn Đình Cristina Fernández de Kirchner công bố tình trạng khẩn cấp cho 5 tỉnh, để đáp ứng với tình trạng hạn hán qua nhiều tháng dài, và tệ hại nhất từ 50 năm qua. Việc gieo hạt lúa mì và hoa hướng dương cũng bị trì hoãn, và trên 700.000 bò và cừu mất mạng vì thiếu nước. Chính phủ đóng góp trên 8 triệu Mỹ kim để cứu trợ cho các tỉnh này, hầu bồi thường cho sự mất mát của họ.
Cám ơn Tổng thống Cristina Fernández de Kirchner và chính phủ Á Căn Đình, cho sự trợ giúp hết sức cần thiết này. Chúng tôi cầu rằng người Á Căn Đình kiên trì sẽ vượt qua thời gian thử thách này bằng lối sống duy trì hành tinh.
http://news.xinhuanet.com/english/2008-08/23/content_9638438.htm
Cơ Quan Môi Sinh Báo Động Về Bờ Biển Thụt Lùi Ở Anh.
Cơ quan này đang đưa ra dự đoán cho các vùng bờ biển ở đông và nam Anh quốc, khi các bờ biển này dễ bị xói mòn với khả năng mực nước biển dâng cao. Cựu bộ trưởng Nội các và hiện là trưởng cơ quan này, Ngài Smith nói: “Chúng ta hầu như chắc chắn không thể bảo vệ mỗi tấc đất nào của bờ biển – đây đơn giản là một việc không thể làm về cả hai mặt, tài chánh và kỹ thuật.” Cơ quan này do đó phác họa dự án phòng hờ, để di tản công dân có thể bị ảnh hưởng đến nơi an toàn hơn.
Ngài Smith và Cơ quan Môi sinh của Vương Quốc Anh, xin cảm tạ ngài cho các nỗ lực giúp đỡ Anh quốc chuẩn bị đối phó những hậu quả của khí hậu thay đổi. Cầu mong mọi quốc gia đều thức tỉnh và lập tức làm việc với nhau hầu giảm khí thải nhà kính, để mực nước biển dâng cao được giảm thiểu và bờ biển được bảo vệ.
http://www.independent.co.uk/news/uk/home-news/stark-warning-on-britains-shrinking-coast-900638.html
Hồ Tuz Của Thổ Nhĩ Kỳ Có Thể Biến Mất Năm 2015.
Một thời là hồ lớn thứ hai của Thổ Nhĩ Kỳ, được nhận thấy đã thu nhỏ 85% trong 90 năm qua do hạn hán liên quan đến nạn hâm nóng toàn cầu và tưới nước ruộng thái quá. Sau khi xem xét một loạt dữ kiện vệ tinh rộng lớn, Tiến sĩ Semih Ekercin thuộc Đại học Aksaray ấn định rằng Hồ Tuz đã thu nhỏ từ diện tích 216.400 hécta vào năm 1915 xuống chỉ còn 32.600 hécta vào năm 2005. Tiến sĩ Ekercin kêu gọi hành động cấp bách để bảo vệ Hồ Tuz, nói rằng: “Nếu các biện pháp cần thiết không được thực hiện, vào năm 2015, Hồ Tuz sẽ không còn hiện hữu nữa.”
Chúng tôi chân thành cảm tạ Tiến sĩ Ekercin, cho khám phá đáng lo ngại này, hầu chứng tỏ thêm nhu cầu phải hành động tức khắc, để ngừng hâm nóng hoàn cầu và bảo đảm tương lai chúng ta cũng như sự hiện hữu tối quan hệ của các tài nguyên thiên nhiên trên địa cầu này.
http://www.todayszaman.com/tz-web/detaylar.do?load=detay&link=150761&bolum=101,
http://www.turkishdailynews.com.tr/article.php?enewsid=113288