email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In
( 17 MB )

Cựu Thượng Nghị Sĩ Úc Kêu Gọi Thay Đổi Tốt Đẹp Hơn Cho Nông Dân Và Công Chúng.

Là thượng nghị sĩ của bang Queensland, Úc Đại Lợi, trong 10 năm và ăn chay được 20 năm, ông Andrew Bartlett, đã hoàn tất nhiệm kỳ trong năm nay, vẫn tích cực tiếp tục lên tiếng về sự cần thiết khắc phục sự thay đổi khí hậu qua việc sản xuất ít thịt hơn và tiêu thụ bớt thịt lại.

Cựu thượng nghị sĩ Andrew Bartlett: Chúng ta phải giảm bớt lượng sản phẩm động vật mình tiêu thụ và chúng ta có thể làm thế ngay bây giờ. Chắc chắn chúng ta có thể hữu hiệu hơn một chút ở chỗ này chỗ kia, nhưng trừ khi mình giảm đáng kể toàn bộ mức tiêu thụ sản phẩm động vật, chúng ta sẽ không thể đạt đến các mục tiêu đó.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Một sự cắt giảm đáng kể trong việc sản xuất thịt cũng sẽ vô cùng hữu ích. Hiện tại, kỹ nghệ thịt tiêu thụ hơn 40% lượng ngũ cốc trên thế giới. Đối với nhiều người, đây là một sự kém hữu hiệu không thể chấp nhận được. Ông Bartlett sẽ chỉ ra điều mà đa số nông dân được trang bị để dễ dàng thay đổi tình trạng này.

Cựu thượng nghị sĩ Andrew Bartlett: Rất nhiều nông dân cũng sản xuất lẫn lộn. Rất nhiều nông dân bán ngũ cốc và các loại thực phẩm khác để nuôi thú lấy thịt mà hiện có thể nuôi con người một cách trực tiếp. Có rất nhiều cơ hội đáng kể để nông dân chuyển sang việc sản xuất các thực phẩm khác như họ đã từng làm nhiều thập niên qua. Nông dân luôn thay đổi vụ mùa, thay đổi sản phẩm mà họ sản xuất, tùy vào nhu cầu và thị trường. Đó là việc họ làm.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Hy vọng rằng cả nông dân và công chúng sẽ giảm ảnh hưởng của sản phẩm động vật từ cả hai mặt: tiêu thụ và sản xuất.

Cựu thượng nghị sĩ Andrew Bartlett: Trước hết tôi muốn thuyết phục các thành viên trong cộng đồng, cũng như các chính phủ. Về mặt thay đổi khí hậu, việc này rất cấp bách nên hãy dồn toàn lực quý vị có thể vào việc này. Ngày đẹp, tôi là Andrew Bartlett, một thượng nghị sĩ trong nghị viện Úc của tiểu bang Queensland trong hơn 10 năm và tôi chỉ muốn nói: Hãy Ăn Chay. Sống Xanh. Cứu Địa Cầu.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Xin khen ngợi nhà lãnh đạo đáng ngưỡng mộ Andrew Bartlett đã quan tâm lên tiếng cho đồng bào của ông. Mong chúng ta sớm có nhiều thay đổi trong nông nghiệp và đời sống cá nhân để giúp ích cho nông dân và người tiêu thụ, và quan trọng nhất là bảo đảm tương lai của tất cả cư dân trên địa cầu.

Ô Nhiễm Không Khí Làm Hàng Ngàn Người Ở Gia Nã Đại Thiệt Mạng.

 Một báo cáo được đưa ra bởi Hội Y khoa Gia Nã Đại (CMA) tên là “Không còn chỗ thở: Chi phí bệnh tật toàn quốc do ô nhiễm không khí” đã cho thấy: chỉ riêng năm 2008 có gần 21.000 người Gia Nã Đại sẽ tử vong sớm do ảnh hưởng của không khí ô nhiễm, với phí tổn kinh tế là 8 tỷ Mỹ kim. Nếu không can thiệp, chi phí này dự đoán sẽ leo thang, với thêm hàng chục ngàn ca tử vong do ảnh hưởng ngắn và dài hạn vì tiếp xúc với ô nhiễm. Các nghiên cứu gia khám phá thấy ngay cả một lượng nhỏ của khói đặc cũng ảnh hưởng đến sự kết tụ của máu, gây ra bệnh tim mạch và đột quỵ. Với ảnh hưởng dài hạn, việc tiếp xúc với ô nhiễm làm suy thoái tế bào cơ bắp, dẫn đến khả năng mắc các chứng tim mạch gây tử vong. Chủ tịch CMA, ông Brian Day cho biết: “Báo cáo này lần đầu tiên cho thấy các ảnh hưởng bi thảm của không khí độc hại mà chúng ta đang hít thở… trên toàn quốc.”

Cám ơn Tiến sĩ Day và các khoa học gia khác đã soi sáng sự tàn phá gây ra bởi không khí ô nhiễm. Cầu cho mọi nhà lãnh đạo mau chóng thực hiện biện pháp để đảo ngược các ảnh hưởng gây bệnh này và phục hồi bầu không khí trong lành để giúp ích cho nhân loại và mọi loài đồng cư trên tinh cầu.
http://news.xinhuanet.com/english/2008-08/14/content_9286401.htm

Cá Nước Ngọt Nằm Trong Số Các Loài Có Nguy Cơ Tuyệt Chủng Cao Nhất

Danh sách Đỏ của Liên hiệp Bảo tồn Thế giới 2007 đã đặt cá nước ngọt vào hàng động vật có xương sống bị đe dọa cao nhất. Trong số gần 2.500 loài cá nước ngọt, hơn 1.000 loài được liệt vào hàng có nguy cơ tuyệt chủng, đang bị nguy hiểm hoặc dễ bị tổn thương. Mối nguy hiểm chủ yếu của cá nước ngọt là việc phá hủy vùng đầm lầy, là điều mà theo ý kiến của Chương trình Môi sinh Liên Hiệp Quốc (UNEP) (UNEP) phần lớn là do lối canh nông tập trung, cũng như việc phát triển công nghiệp.

Cám ơn Liên hiệp Bảo tồn Thế giới cho cảnh báo đúng lúc này. Là quản gia của Địa Cầu, mong lời cảnh báo này sẽ nhắc nhở về trách nhiệm bảo tồn loài cá nước ngọt quan trọng và mọi tạo vật của Thượng Đế.
 http://thestar.com.my/lifestyle/story.asp?file=/2008/8/12/lifefocus/166855