email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In
( 18 MB )

Sông Băng Hy Mã Lạp Sơn Bị Ảnh Hưởng Thảm Hại Bởi Khí Hậu Hâm Nóng.

Tại hội nghị Tuần lễ Nước Quốc tế ở Stockholm, Thụy Điển, các chuyên gia nêu lên quan tâm về khí hậu thay đổi, đã gây nên những sông băng Hy Mã Lạp Sơn thụt lùi với tốc độ đáng lo ngại là 70 thước mỗi năm. Mats Eriksson, giám đốc chương trình điều hành nước và hiểm họa tại Trung tâm Quốc tế về Phát triển Núi Hợp nhất, tuyên bố: “Sông băng Hy Mã Lạp Sơn thu nhỏ nhanh chóng hơn các nơi khác trên thế giới.” Khi sông băng tan và tuyết rơi xuống chỉ bù đắp khoảng 50% số lượng nước chảy vào 9 dòng sông lớn nhất Á Châu, thì sự thu nhỏ liên tục của sông băng là mối đe dọa nghiêm trọng cho đời sống và sự sinh tồn của 1,3 tỷ người sinh sống trong vùng Hy Mã Lạp Sơn, dựa vào nguồn nước ngọt này để trồng trọt, năng lượng và uống. Đồng thời, sự tan băng nhanh còn thải thêm thán khí vào bầu khí quyển nữa.

Xin đa tạ các chuyên gia và nhà thông thái quốc tế, đã làm sáng tỏ những ảnh hưởng tối quan hệ của khí hậu thay đổi đối với vùng Hy Mã Lạp Sơn. Xin cầu cho tường trình của quý vị sẽ khuyến khích chúng ta tức khắc làm việc với nhau áp dụng lối sống chăm sóc mang đến sự hồi phục cho hành tinh này.

http://www.france24.com/en/20080821-environment-climate-change-himalaya-water-glacier-melt&navi=SCIENCES, http://news.yahoo.com/s/afp/20080821/ts_afp/
environmentwaterclimatewarminghimalaya_080821191837;_ylt=AsTeO.j8oy8On.jD8wwBRcCFOrgF
 

 Con Đường Từ Sự Thay Đổi Khí Hậu Đến Xung Đột Quốc Tế.

Tiến sĩ Jürgen Scheffran, cố vấn chính sách cho chính phủ và khoa học gia nghiên cứu cao cấp thuộc Đại học Illinois ở Hoa Kỳ khuyến cáo nên có hành động tức khắc để đáp ứng cho 4 chiều hướng then chốt, được nhận diện bởi Hội đồng Cố vấn Đức về Hâm nóng Toàn cầu, là các yếu tố bất ổn định nhất cho chính phủ và con người nói chung. Các yếu tố đó bao gồm thoái hóa nguồn nước ngọt, bất an toàn thực phẩm, thiên tai và di tản môi sinh, tất cả các điều đó có thể gây ra thêm rối loạn và thậm chí chiến tranh. Tiến sĩ Scheffran nói rằng do đó, các chính phủ khắp thế giới phải cấp bách giải quyết hâm nóng toàn cầu

Chúng tôi chân thành tri ân Tiến sĩ Scheffran, cho lời khuyên khôn ngoan đến các chính phủ để tạo những chính sách hữu hiệu về hâm nóng toàn cầu bảo tồn đời sống cũng như hòa bình trên địa cầu trân quý này.

http://www.upi.com/Science_News/2008/08/21/Global_climate_change_might_trigger_wars/UPI-26821219337674/, http://www.acdis.uiuc.edu/About/Staff/showstaff.php?id=6, http://www.inesap.org/bulletin27/author/Bulletin27_Juergen_Scheffran.htm