email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In
( 25 MB )

Hội Nghị Truyền Hình Với Thanh Hải Vô Thượng Sư Ở Bành Hồ, Formosa (Đài Loan).

Với lòng kiên nhẫn và quan tâm cho tương lai nhân loại, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã tiếp tục trong các buổi khai thị về khí hậu thay đổi với các hội viên chúng tôi, gần đây nhất là ở Bành Hồ, Formosa. Trong hội nghị truyền hình, một lần nữa, Thanh Hải Vô Thượng Sư nhấn mạnh rằng để kịp thời tránh thảm họa toàn cầu, chúng ta phải trông cậy vào việc làm đạo đức của mình hơn là kỹ thuật.

Hội Nghị Truyền Hình Với Thanh Hải Vô Thượng Sư
Ở Bành Hồ, Formosa (Đài Loan) – 2 tháng 8, 2008

Hội viên của hội: Kính chào Sư Phụ. Chào quý vị. Theo tường trình từ Phòng Nghiên cứu Ứng dụng Quốc gia Đài Loan, các chuyên gia đã phát hiện rằng một số lớn mê-tan dự trữ dưới đáy biển ở đông nam Formosa, kể cả vùng biển Bành Hồ. Trong tình trạng khẩn cấp của nạn hâm nóng toàn cầu, nếu kỹ thuật không phát triển kịp thời để biến lớp mê-tan dưới biển này thành một dạng khí thiên nhiên để con người sử dụng thì chúng ta có thể làm gì để tránh những thảm họa do mê-tan gây ra, khi khí này thoát khỏi đại dương và nhiễm độc không khí? Kính xin cảm ơn Sư Phụ.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Nếu mình có thêm công đức, kỹ thuật sẽ phát triển cao hơn và các khoa học gia sẽ có khả năng nghĩ ra cách chiết xuất loại khí này để giúp ích cho con người, thay vì để gây hại. Điều này tùy thuộc vào công đức của chúng ta, không chỉ riêng kỹ thuật. Nếu chúng ta không có đủ công đức thì sẽ không thể khám phá ra sáng chế kỹ thuật. Do đó, điều quan trọng nhất là quảng bá việc ăn chay và các khía cạnh đạo đức.

Chỉ khi có đạo đức thì mới có thể tránh tai ương. Rồi chúng ta có thể sáng chế thêm kỹ thuật hữu ích. Bằng không, nếu chúng ta cứ tiếp tục hại người khác và các loài vật thì dù máy móc phát triển thế nào đi nữa, cũng sẽ có nhiều vấn đề khác nảy sinh.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Kính xin cảm tạ Thanh Hải Vô Thượng Sư đã dành thời gian trong thời khóa biểu bận rộn để mang lại sự khích lệ và hiểu biết rõ hơn cho chúng ta. Với trọng tâm là thương yêu mọi chúng sinh hơn nữa, chắc chắn chúng ta có thể giải quyết tận gốc nạn hâm nóng toàn cầu và tự nhiên tiến đến Thiên Đàng tại thế.

Kính mời quý vị đón xem Giữa Thầy và Trò trên Truyền Hình Vô Thượng Sư vào một ngày gần đây, phát hình buổi hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư, được phụ đề bằng nhiều ngôn ngữ.

Thế Giới Đang Chờ Đợi Bộ Phim Tài Liệu “Sự Thật Về Thịt.”

 Sau đợt ra mắt trên thế giới của bộ phim “Sự thật về Thịt” ở Luân Đôn, Anh quốc, hồi tháng 5, tiếng lành đã lan nhanh về bộ phim tài liệu của Hòa Lan, liên kết việc sản xuất thịt và sự thay đổi khí hậu. Với chuyến du hành đến Hòa Lan gần hoàn tất, nhiều buổi chiếu phim sẽ sớm đến các thành phố lớn trên toàn cầu như Nữu Ước, Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, và Los Angeles, Hoa Kỳ; Barcelona, Tây Ban Nha; Dresden, Đức quốc; Bắc Kinh, Trung Quốc; và Sydney, Úc Đại Lợi. Giám đốc dự án phim, Karen Soeters, chia sẻ thông điệp của bộ phim tại Hội nghị Trường chay Thế giới được tổ chức ở Dresden gần đây.

Karen Soeters, Giám đốc Dự án phim tài liệu “Sự Thật về Thịt,” Giám đốc Tổ chức Nicolaas G. Pierson: Thông điệp cho thế giới là: Hãy ăn bớt thịt lại vì điều này rất quan trọng; không chỉ vì phúc lợi của loài vật và nạn hâm nóng toàn cầu, mà còn vì sự đa dạng sinh học và giúp bảo đảm nạn đói trên thế giới sớm chấm dứt. Xin cám ơn rất nhiều.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Cám ơn cô Soeters và tất cả tham dự viên đã chia sẻ thông tin quan trọng này với thế giới. Chúng tôi thật nôn nóng để thấy “Sự thật về Thịt” được chiếu trên màn bạc ở khắp nơi, cho thấy cách quan trọng nhất giúp tạo sự khác biệt trên tinh cầu!

Ăn Thịt Gây Nên Nạn Đói Thế Giới.

Một bài viết bởi Chris Holbein thuộc hội Con người Đối xử Nhân đạo Đối với Thú vật (PETA), cho thấy rõ rằng 40 triệu tấn thực phẩm có thể giải quyết nhu cầu của khoảng 854 triệu người hiện đang đói kém trên thế giới hiện nay. Thay vì thế, con người dùng 760 triệu tấn thực phẩm để nuôi nông súc rồi sau cùng chúng sẽ bị giết. Riêng tại Hoa Kỳ, lượng ngũ cốc và đậu nành được dùng để nuôi gia súc vô tội, có thể nuôi 1,4 tỷ người.

Như ông George Monbiot thuộc tờ báo The Guardian nói về ăn chay: “Hiện nay, đã rõ ràng rằng ăn chay là giải đáp nhân đạo duy nhất cho vấn đề có thể nói là sự công bằng xã hội cấp bách nhất trên thế giới.” Chúng tôi chân thành tri ân ông Holbein và nhiều mạng điện tử, cho việc chia sẻ tài liệu này. Chúng tôi cầu rằng con người nhanh chóng đổi sang lối dinh dưỡng chay để muôn loài có đầy đủ thực phẩm và để hồi phục cân bằng trên địa cầu này.
http://blog.360.yahoo.com/blog-MqEKk9k8er93iv.A4j6CcPaXFOY-?cq=1&p=4899


Khí Hậu Thay Đổi Và Bệnh Tật Đe Dọa Các Cây Bản Xứ Của Anh. 

Rất nhiều cây của Anh như cây sồi, các cây họ sồi, cây hạt dẻ, cây tần bì, mà phần lớn đại biểu cho truyền thống cột trụ cổ xưa, không thích nghi lắm với tình trạng thời tiết gây ra bởi khí hậu thay đổi. Các cây sồi cũng đang bị bệnh nấm có thể chết và 1/2 trong số 2 triệu cây hạt dẻ của quốc gia đã trở thành nạn nhân của tình trạng bệnh thối mục khiến cây bị đổi dạng. Tại một địa điểm, 150 cây sồi được trồng trên 170 năm trước phải bị đốn ngã gần đây, vì chúng đã chết bởi mùa hè khô khan và mùa đông ẩm ướt gần đây.

Chúng tôi tri ân Vương quốc Anh đã giúp công chúng ý thức về tình trạng không may này. Mong sự thích nghi của lối sống xanh hơn cùng với nỗ lực trồng lại cây giúp hồi phục vẻ đẹp vượt thời gian của các rừng cây Anh quốc.
http://www.telegraph.co.uk/news/2493606/Traditional-forests-endangered-by-climate-change-and-disease.html


Khí Hậu Thay Đổi Xảy Ra Tại Cao Nguyên Tây Tạng.

Vì đây là nơi chứa băng đá lớn thứ ba trên hành tinh, chỉ sau Bắc Cực và Nam Cực, các khoa học gia lên tiếng báo động về tình trạng của cao nguyên Tây Tạng. Nhiệt độ ở đó tăng cao với tỷ lệ 0,3 độ Celcius mỗi thập niên, trong 50 năm qua, là gấp 3 lần nhiệt độ trung bình toàn cầu, 82% những sông băng trên cao nguyên đã thu nhỏ, và sự thoái hóa của thềm băng trong vùng cũng được ghi nhận. Khí hậu thay đổi tại Hy Mã Lai Á gây hậu quả rộng lớn trên thế giới, khi tuyết tan chảy vào các dòng sông lớn nhất trên khắp Đông Nam Á, bao gồm sông Dương Tử, Hoàng Hà, sông Cửu Long, sông Hằng, và Indus. Nếu tuyết tích tụ ở sông băng tiếp tục tan rã, mô hình của mùa mưa sẽ bị xáo trộn và nguồn nước cho hàng tỷ người sẽ gặp nguy hiểm.

Chúng tôi chân thành tri ân các khoa học gia và ký giả, đã báo động chúng ta về sự tan băng đá tối quan hệ trên cao nguyên Tây Tạng. Cầu mong chúng ta nghe lời báo động này và nắm lấy cơ hội ngay lập tức hầu thực hiện lối sống bền vững như ăn chay, là cách mau nhất để ổn định hành tinh quý báu.

http://www.enn.com/climate/article/37850 http://www.tibet.ca/en/newsroom/wtn/3420