email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Một nông trại nuôi gia súc tạo ra nhiều ô nhiễm hơn là thành phố Houston, Texas.

Tường trình của Văn phòng Kế toán Tổng quát Hoa Kỳ khám phá rằng chỉ riêng một nông trại nuôi gia súc sản xuất 1,6 triệu tấn phân mỗi năm, sau đó ô nhiễm các nguồn nước địa phương qua nước thải vào suối, sông và hồ. Thông thường, những dòng sông ngòi này không an toàn để bơi, uống, hoặc để làm nơi sinh sống cho thú hoang, vì lý do vi khuẩn và các chất hóa học thái quá. Tường trình gần đây bởi Ủy ban Pew kết luận rằng các biện pháp hạn chế kỹ nghệ gia súc là cần thiết để ngăn ngừa thiệt hại thêm cho các nguồn nước và môi sinh, cũng như ngăn chặn hâm nóng toàn cầu gia tăng. Xin tri ân Văn phòng Kế toán Tổng quát Hoa Kỳ và Ủy ban Pew, cho những nghiên cứu đầy đủ dữ kiện để giúp hiểu biết về tình hình cấp bách của chúng ta. Mong tất cả chúng ta cùng giúp hồi sinh sự bền vững của Địa cầu xinh đẹp này, qua những hành động hữu hiệu mau chóng như dinh dưỡng chay lành mạnh sinh thái. 
http://www.thedailygreen.com/healthy-eating/eat-safe/factory-farms-47092401?src=syn&dom=yah_buzz&mag=tdg&ha=1&kw=ist

Chọn rau cải thay vì thịt để tiết kiệm nước.

Các chuyên gia thời tiết ở Formosa (Đài Loan) gần đây lưu ý rằng mô hình mưa đã thay đổi. Trong khi lượng nước mưa trên mỗi ngày tăng thêm, thì tổng số ngày mưa lại giảm xuống. Do hậu quả của khí hậu thay đổi này, cả lũ lụt lẫn hạn hán thường xuyên xảy ra tại Formosa và thế giới. Với hạn hán gia tăng, nỗ lực bảo tồn nước trở thành ưu tiên, đòi hỏi nỗ lực hợp tác. Cơ quan Tài nguyên Nước của Formosa muốn công chúng xem xét lại phí tổn ngầm toàn diện của nước trong đời sống hàng ngày.

Tiến sĩ Chen Shen Hsien - Tổng Giám đốc của Cơ quan Nguồn Nước, Formosa (Đài Loan): Nếu chúng ta cộng tất cả nước được dùng để sản xuất những gì mình ăn và tiêu thụ, thì số lượng thật là khổng lồ. Nếu chúng ta có thể ăn ít thịt để giảm bớt số lượng thịt sản xuất, thì chúng ta sẽ giảm khí thải, và do đó làm chậm lại ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu hoặc bảo vệ các nguồn nước.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Cảm tạ Tiến sĩ Chen Shen Hsien cho đề nghị khôn ngoan của ông. Mong tất cả chúng ta thực hiện bước quan trọng và dễ nhất để tiết kiệm nước, bằng cách chuyển sang lối dinh dưỡng chay thân thiện Địa cầu.

Lượng khí thải nhà kính vẫn tiếp tục tăng cao.

Mặc dù kinh tế suy giảm, nhưng thán khí thải được quan sát thấy đã gia tăng 3% từ năm 2006-2007, vượt qua trường hợp tệ nhất được dự đoán bởi Ban Liên Chính phủ về Khí hậu Thay đổi (IPCC). Cùng với sự tiên đoán về nhiệt độ toàn cầu gia tăng hơn 11 độ Fahrenheit vào cuối thế kỷ này, khoa học gia cũng báo rằng khả năng hấp thụ thán khí của rừng và đại dương đã giảm sút. Tiến sĩ Richard Moss, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành về khí hậu thay đổi của Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế, nói: “Chúng ta nên lo lắng -- thật sự lo lắng. Điều này đang xảy ra trong khi chúng ta cố gắng giảm khí thải.”

Cảm tạ Tiến sĩ Moss, Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế và các khoa học gia khác, cho tường trình khai trí này. Xin cầu cho mọi người thức tỉnh về vấn đề tối khẩn cấp này của thời đại, và tiến bước mau lẹ đến hành động cứu vãn Địa cầu hầu bảo tồn đời sống của tất cả chúng sinh.
 
http://www.latimes.com/news/nationworld/nation/la-na-warming26-2008sep26,0,5554637.story http://www.democracynow.org/2008/9/26/headlines#6 http://www.globalcarbonproject.org/carbontrends/index_new.htm http://www.globalchange.umd.edu/staff/rmoss/