email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Cựu lãnh đạo kiêm thi sĩ của Bảo Gia Lợi nói về dinh dưỡng chay.

Là một thành viên sáng lập Phong trào dân chủ “Công khai Sinh thái” Toàn quốc, nghị sĩ lâu năm, đại sứ ở Ấn Độ và Mông Cổ, chủ bút của báo kiêm thi sĩ, ông Edvin Sugarev là một tiếng nói kiên định và đầy sức lôi cuốn đang dẫn đầu sự thay đổi.

Ông Edvin Sugarev – Đồng sáng lập Đảng Dân chủ Bảo Gia Lợi, cựu Đại sứ đến Mông Cổ và Ấn Độ, Người ăn chay: Trừ khi mọi người làm gì để thay đổi ý thức của họ để chúng ta sinh sống trên một tinh cầu an bình và cân bằng hơn, kể cả việc quan tâm đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên, thì tôi cho rằng tinh cầu này đang có chiều hướng tệ hơn.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Trong một cuộc phỏng vấn với Truyền Hình Vô Thượng Sư, chúng tôi đã đề nghị ông Sugarev, là người ăn chay, chia sẻ cảm tưởng của ông về tầm quan trọng của lối dinh dưỡng này ngày nay.
 
Ông Edvin Sugarev: Thật ra, việc sản xuất thịt đòi hỏi rất nhiều nguồn tài nguyên. Thí dụ như nước, cần một lượng nước rất lớn để chế biến thịt thành thực phẩm, nhưng với thực vật thì không cần vậy. Cho nên rõ ràng là chúng ta sẽ tiết kiệm tài nguyên về phương diện này. Và có lẽ sinh thái sẽ là một trong các yếu tố khiến cho ngày càng nhiều người chọn lối dinh dưỡng chay.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Dù vậy, ông Edvin Sugarev tin rằng ngoài kỹ nghệ thịt còn có 1 vấn đề sâu sắc hơn cần được giải quyết.

Ông Edvin Sugarev: Với tôi thì đây là một vấn đề lớn, không chỉ riêng kỹ nghệ thịt thôi mà là vấn đề tinh thần, về cách suy nghĩ của con người, và đó là điều nên được thay đổi.

Với tôi, điều quan trọng nhất là lựa chọn đạo đức của con người: họ có muốn trở thành kẻ thù của mọi sinh vật trên tinh cầu này; họ có muốn xâm chiếm mọi thứ để trở thành kẻ thống trị; hoặc họ có muốn sinh sống hòa hợp với thế giới này, qua việc tôn trọng mọi sự sống hay không?

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Cám ơn những lời bình phẩm sâu sắc của ông Sugarev về lối dinh dưỡng chay. Mong ngày càng có nhiều nhà lãnh đạo chính phủ và người dân thức tỉnh về lối sống tử tế hơn này làm lợi ích và nâng đỡ tinh cầu.

Các sông băng Tân Tây Lan có kỷ lục thấp về tổng số lượng nước đá.

Qua 32 năm, khoa học gia tại Học viện Quốc gia Nghiên cứu Nước và Khí quyển từng giám sát 50 sông băng tại miền Nam Alps của Tân Tây Lan. Dữ kiện gần đây nhất của họ cho thấy rằng 2,2 tỷ tấn băng đá cố định đã biến mất từ các sông băng vào giữa tháng 4, 2007 và tháng 3, 2008. Khoa học gia trưởng, Tiến sĩ Jim Salinger, nói rằng nguyên do chính của mất mát là hâm nóng hoàn cầu, và hiện tượng này tương ứng với các sông băng trên thế giới hiện đang rút ngắn.

Thưa Tiến sĩ Salinger và đồng nghiệp tại Học viện Quốc gia Nghiên cứu Nước và Khí quyển, chúng tôi tri ân sâu xa cho thông tin đáng lo ngại nhưng tối quan hệ này, về tình trạng của các sông băng Tân Tây Lan. Chúng ta hãy cùng hành động mau lẹ để bước đi nhẹ hơn và bảo vệ tinh cầu kỳ diệu này khỏi ảnh hưởng của nạn hâm nóng hoàn cầu.

http://www.3news.co.nz/News/NZglacierscontinuetoshrink/tabid/209/articleID/71433/

cat/41/Default.aspx#top

Ong Ý Đại Lợi đang biến mất.

Số lượng ong ở Ý được nhận thấy đã sụt giảm 50% trong vài năm vừa qua, với trứng từ ong chúa cũng giảm về số lượng. Những người nuôi ong và chuyên gia tuyên bố rằng hai nguyên nhân rất có thể, là khí hậu thay đổi và thuốc diệt sâu bọ. Francesco Panella, Chủ tịch của Liên hiệp Người nuôi Ong Ý Đại Lợi, nói rằng thuốc diệt sâu bọ tác động trên thần kinh hệ của sâu bọ và ảnh hưởng khả năng định hướng của chúng. Kết quả là, chúng không tìm được đường trở về tổ và cuối cùng bị thiệt mạng. Sự mất mát của ong cũng đe dọa việc sản xuất thực phẩm và kinh tế quốc gia, vì không có ong để thụ phấn, nên trái cây và rau cải không thể mọc được. Tổ chức này do đó đang tìm cách để tạm thời cấm sử dụng thuốc trừ sâu bọ hầu có thể cứu xét thêm.

Xin cảm tạ ông Panella và Liên hiệp Người nuôi Ong Ý Đại Lợi, đã cho công chúng biết về tình cảnh hiểm nghèo này. Chúng tôi cầu rằng những dấu hiệu này từ thiên nhiên, sẽ đánh thức chúng ta để áp dụng thêm các biện pháp duy trì Địa cầu hầu bảo vệ ong và tất cả đời sống.

http://www.lifeinitaly.com/news/