email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Chuyên gia khí hậu hàng đầu trên thế giới khuyến khích giảm tiêu thụ thịt để ngưng hâm nóng toàn cầu.

Tiến sĩ Rajendra Pachauri là chủ tịch của Ban Thay đổi Khí hậu Đa Chính phủ đoạt Giải Nobel Hòa bình. Không lâu sau, khi được tái bầu cử cho chức vụ này vào ngày 30 tháng 8, ông đã có buổi nói chuyện rộng rãi tại Đại học Ghent ở Bỉ về ảnh hưởng của việc tiêu thụ thịt đối với nạn hâm nóng toàn cầu.

Tiến sĩ Rajendra Pachauri: Chỉ cần đưa ra một con số: một người ăn thuần chay sống 70 năm sẽ giúp giảm hơn 100 tấn thán khí thải. Vậy, nếu một tỷ người làm vậy trong suốt cuộc đời họ, thì sẽ cắt giảm tương đương với 100 tấn thán khí. Đây là sự cắt giảm đáng kể. Và việc thay đổi mô hình tiêu thụ sẽ được cần để đạt đến mức thán khí thấp và xã hội bền vững.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Sự kiện mà Tiến sĩ Pachauri nói chuyện, tên là “Ít Thịt, Ít Nhiệt,” đã được tổ chức bởi hội trường chay EVA của người Flemish, trong sự hợp tác với Quỹ Thú hoang Thế giới và tổ chức Hòa bình Xanh. Hơn 500 người đã tham dự.

Người tham dự hội thảo: Tiến sĩ Pachauri đã đưa ra một thông điệp rõ ràng: rằng đây là một ý tưởng hay và tất cả chúng ta phải hợp tác để giảm bớt việc tiêu thụ thịt hầu cắt giảm khí thải nhà kính.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Hồi thứ hai, Tiến sĩ Pachauri lại nói chuyện về mối liên hệ giữa cách ăn uống và sự thay đổi khí hậu ở Luân Đôn, Anh quốc. Lời kêu gọi ăn chay của ông để giúp cứu Địa Cầu đã trở thành đề mục chính trên toàn thế giới ở các hãng truyền thông lớn như đài BBC, The Observer, tập san TIME và nhiều cơ quan khác. Truyền Hình Vô Thượng Sư đã có cơ hội tiếp chuyện với chuyên gia về khí hậu này trong một cuộc phỏng vấn.

SupremeMasterTV: Với những người nghèo nhất trên thế giới là người đầu tiên chứng kiến ảnh hưởng của nạn hâm nóng toàn cầu, và nhiều khoản trợ cấp lớn đổ vào hệ thống và kỹ nghệ thịt, ông có cảm thấy những công ty sản xuất các sản phẩm thay thế thịt, hiện có rất nhiều ngoài kia, nên cần được trợ cấp và khuyến khích bởi chính phủ toàn cầu không?

Tiến sĩ Rajendra Pachauri: Tôi nghĩ có thể sẽ tốt hơn rất nhiều khi đánh thuế trên mọi sản phẩm, kể cả thịt, là thứ sinh ra khí nhà kính.

Tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy một sự hưởng ứng rõ ràng về phía chính phủ trong việc tạo nên ý thức toàn diện. Nhưng tôi nghĩ chúng ta phải lên tiếng trong vai trò là cộng đồng khoa học, hội công dân, giới học viện, để nhấn mạnh rằng việc này là lãnh vực sẽ giúp đem lại nhiều lợi ích từ việc cắt giảm mức tiêu thụ thịt.

SupremeMasterTV: Ông có cảm thấy giới báo chí và truyền thông hiện đang làm đủ rồi không?

Tiến sĩ Rajendra Pachauri: Không, họ chưa làm đủ nhưng tôi hy vọng họ sẽ làm đủ trong tương lai. Và đó là 1 trong những lý do vì sao tôi nói về việc này một cách cởi mở. Nếu không, tôi sẽ chẳng làm vậy.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Xin gửi lời cám ơn sâu xa và Thiên Đàng gia trì Tiến sĩ Rajendra Pachauri, đã làm việc không ngừng để giúp nâng cao ý thức về phương cách mau nhất giúp chặn đứng nạn hâm nóng toàn cầu. Chúng tôi cũng xin cám ơn mọi hãng truyền thông đã tường thuật lời kêu gọi của Tiến sĩ Pachauri. Mong mọi người tham gia nỗ lực dũng cảm và cao quý của ông bằng cách giảm mức tiêu thụ thịt của xã hội – cách hữu hiệu nhất để cứu tinh cầu.

Sự ô nhiễm ngắn hạn làm ấm lên nhiều hơn so với suy nghĩ trước kia.

Một báo cáo mới của Cơ quan quản lý Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (NASA) và Cơ quan quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia (NOAA) khám phá thấy nhiều loại ô nhiễm phát sinh từ địa phương có ảnh hưởng làm ấm lên rõ ràng và cuối cùng có thể gia tăng sự thay đổi khí hậu ở nơi khác. Các chất gây ô nhiễm này bao gồm nhọ nồi, được gọi là than đen, sulfate, và khói sinh ra từ khói xe cũng như do đốt củi và dầu hỏa. Dù các chất gây ô nhiễm này chỉ lưu lại trong không khí vài ngày, nhưng sự ấm lên của chúng có thể ghi nhận và có thể đi xa hơn. Các tác giả nghiên cứu khuyên nên nỗ lực nhiều hơn để giải quyết các loại ô nhiễm này hầu giúp giảm hâm nóng toàn cầu.

Cám ơn các khoa học gia ở Cơ quan quản lý Hàng không và Vũ trụ Quốc gia cùng Cơ quan quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia cho nghiên cứu nhiều thông tin này. Cầu mong tất cả chúng ta đẩy mạnh nỗ lực tìm kiếm những cách thật sự bền vững để sinh sống trên Mẹ Địa Cầu mến yêu của chúng ta.

http://www.casperstartribune.net/articles/2008/09/09/ap/science/d9308kko0.txt  http://www.abc.net.au/ra/programguide/stories/200803/s2199549.htm

Úc Đại Lợi bổ sung “sóng dữ dội” vào danh sách các mối đe dọa của sự thay đổi khí hậu.

Mới được nhận diện bởi Liên Hiệp Quốc là điểm nóng của nạn thay đổi khí hậu do các điều kiện thời tiết khắc nghiệt bao gồm hạn hán và mực nước biển dâng cao, các đợt sóng ở bờ biển nam của Úc Đại Lợi hiện cũng có liên quan đến nạn hâm nóng toàn cầu. Các khoa học gia ở Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Cộng đồng (CSIRO) gần đây đã hoàn tất một phân tích dữ liệu cho thấy độ cao của sóng ở Biển Nam đã tăng lên đáng kể trong 45 năm qua, thường lên cao đến 3 thước (9 bộ Anh), Điều này có thể gia tăng nguy cơ xói mòn và lũ lụt tại các tỉnh thành lớn dọc duyên hải phía đông nam của lục địa này.

Cám ơn các khoa học gia ở CSIRO đã quan tâm tỉ mỉ đến các dấu hiệu của nạn hâm nóng toàn cầu. Với hồng ân Thiên Đàng, cầu mong tất cả chúng ta hành động mau lẹ để ngưng chiều hướng của khí hậu này và bảo đảm sự sống còn của mọi chúng sinh trên Địa Cầu.

http://www.news.com.au/heraldsun/story/0,21985,24325113-5005961,00.html, http://news.bbc.co.uk/2/hi/asia-pacific/7608867.stm, http://www.news.com.au/heraldsun/story/0,21985,24325113-5005961,00.html

40% lượng cá nước ngọt ở Bắc Mỹ có nguy cơ tuyệt chủng.

Cuộc Khảo sát Địa chất ở Hoa Kỳ (USGS) đã đưa đến một nghiên cứu với các khoa học gia ở Hoa Kỳ, Gia Nã Đại và Mễ Tây Cơ về số lượng của các loài cá nước ngọt ở Bắc Mỹ và các loài bơi giữa sông ngòi và đại dương. Họ đã phát hiện thấy tỷ lệ các loài “gặp hiểm nghèo” đã tăng lên 92% so với một nghiên cứu vào năm 1989 của Hội cá Mỹ châu. Theo kết quả của báo cáo mới nhất này thì sự sống còn của tổng cộng 700 loài đang ở mức độ nguy hiểm, với 280 loài được liệt kê là có nguy cơ tuyệt chủng, 190 loài bị đe dọa và 230 loài dễ bị ảnh hưởng dẫn đến tuyệt chủng, và 61 loài dường như đã tuyệt chủng. Theo lời của Giám đốc USGS Mark Myers thì nguyên nhân của sự sụt giảm lớn trong số lượng cá bao gồm việc mất môi trường sống và ảnh hưởng thay đổi khí hậu. Các khoa học gia cho biết cá không chỉ là loài động vật gặp nguy hiểm duy nhất mà các loài hữu cơ khác như ốc, tôm cũng đang thể hiện mức độ sụt giảm tương tự hoặc cao hơn.

Cám ơn giám đốc Myers và tổ chức Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, cho báo cáo có thật giúp cảnh báo này. Xin cầu nguyện cho có thêm hành động quan tâm hầu khôi phục sự lành mạnh của các đường sông nước và các loài quý báu.

http://www.ensnewswire.com/ens/sep2008/2008-09-09-02.asp http://www.sciencedaily.com/releases/2008/09/080909205412.htm

Lượng mưa giảm liên quan tới sự ô nhiễm không khí.  

Một toán nghiên cứu được hướng dẫn bởi giáo sư Daniel Rosenfeld tại Đại học Do Thái Jerusalem ở Do Thái đã xác định rằng mặc dù sự hiện diện của nhiều hạt phun làm tăng lượng mưa nhưng quá nhiều hạt này tạo nên tấm chắn mặt trời làm cản mưa. Khoa học gia đã mô hình hóa một đường cong để minh họa ảnh hưởng này. Tiến sĩ Rosenfeld nói: “Nghiên cứu của chúng tôi là đèn đỏ cho tất cả những người có trách nhiệm kiểm soát lượng ô nhiễm chúng ta thải ra vào không khí.”

Chân thành cám ơn Tiến sĩ Rosenfeld và đồng nghiệp cho nghiên cứu này và lời cảnh báo kịp thời. Cầu mong tất cả chúng ta cố gắng hạn chế ô nhiễm không khí để làm mát tinh cầu và tăng tối đa sự phong phú của lượng nước quý báu.


 http://news.xinhuanet.com/english/2008-09/08/content_9860397.htm