Truyền Hình Costa Rica báo động về mối liên hệ giữa nông súc và hâm nóng hoàn cầu.
Trên toàn thế giới, giới truyền thông ngày càng lưu ý hơn đến ngành chăn nuôi hiện đại và liên kết giữa điều này với nạn hâm nóng hoàn cầu. Gần đây nhất, Đài TV số 7 của Quốc gia, đài truyền hình trình chiếu rộng lớn tại Costa Rica, tường trình về mối liên hệ trực tiếp này trong các phần thông tin vào giữa trưa, trong hai ngày.
(Tiếng Tây Ban Nha; từ Truyền hình Quốc gia Costa Rica Đài 7)
Anchor VO: Dựa theo Tổ chức Thực phẩm và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), 18% khí nhà kính thải ra từ nông súc. Mặc dù dường như không thể tin được, tất cả máy bay, tàu thuyền, xe lửa, xe hơi, v.v. sản xuất chỉ có 13% khí nhà kính thôi.
Marcelo Galli, Hội Ăn Chay (M): Tại Nam Mỹ La Tinh, dựa theo một nghiên cứu, 70% rừng đã bị phát hoang
để nuôi nông súc. Và một phần lớn rừng đó là “bộ phổi của hành tinh,”
đó là, tại rừng mưa Amazon, cây đã bị đốn để lấy đất nuôi gia súc.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Thông tin này kêu gọi khoa học gia, nông gia, và các chuyên gia chia sẻ nhận xét của họ về việc ăn thịt và môi sinh.
Max Mena, nhà khí tượng học (M): Hâm nóng hoàn cầu thật sự gây nên nhiều rối loạn trên khắp thế giới. Chẳng hạn, bão tố hiện nay mạnh mẽ hơn, và dễ dàng vượt qua cấp 3 hơn; trong cấp này, gió thổi mạnh hơn, phá hủy nhiều hơn. Chúng ta cũng có vấn đề với mực nước biển dâng cao. Và điều này sẽ tệ hại hơn, khi chúng ta tiếp tục bơm thêm khí nhà kính vào trong hệ thống.
Marcelo Galli, Hội Ăn Chay (M): Con người phải biết rằng ăn thịt làm hại thế giới nhiều hơn là lái xe hơi.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Xin đa tạ đài TV Quốc gia số 7 của Costa Rica đã trình chiếu thông tin về ảnh hưởng của kỹ nghệ nông súc trên Địa Cầu chúng ta. Mong nhiều người dân Costa Rica và khắp thế giới đổi sang lối dinh dưỡng chay, vì sự sinh tồn của chính mình cũng như của các bạn thú đồng cư và hành tinh.
Băng đá tiếp tục tan ở Bắc Cực tạo nên một đảo chưa bao giờ hiện hữu.Dùng hình chụp từ vệ tinh của Ban Quản trị Hàng không và Không gian Quốc gia Hoa Kỳ (NASA), các khoa học gia tại Đại học Bremen ở Đức quốc kết luận rằng cả hai hành lang tây bắc qua Gia Nã Đại và hành lang đông bắc qua Nga, đều đã tan chảy. Đường biển vòng quanh chỏm băng đá ở Bắc Cực nay có thể thực hiện được lần đầu tiên trong khoảng 125.000 năm qua. Tiến sĩ Mark Serreze thuộc Trung tâm Dữ kiện về Tuyết & Băng đá Quốc gia Hoa Kỳ, nói: “Mùa hè tan băng thường chậm lại vào đầu tháng 9. Chúng tôi nghĩ sự tan băng sẽ chậm lại năm nay, nhưng ngược lại, nó đã đột ngột gia tăng.” Sự kiện băng đá Bắc Cực tan biến nhanh chóng được xem là kết quả mà cũng là nguyên nhân chính tạo thêm hâm nóng hoàn cầu.
Xin cảm tạ cơ quan Quản trị Hàng không và Không gian Quốc gia, các khoa học gia Đức, và Tiến sĩ Serreze. đã thành thật chuyển đạt các nhận xét báo động này. Cầu xin tất cả công dân thế giới được khích lệ bởi quan tâm chung, để hành động mau chóng, hồi phục quân bình cho sinh quyển mong manh.
http://www.telegraph.co.uk/earth/main.jhtml?xml=/earth/2008/08/31/eaarctic131.xml,
http://www.dailymail.co.uk/news/article-1050990/The-North-Pole-island-time-history-ice-melts.html,
http://www.dailymail.co.uk/news/worldnews/article-1050659/The-heartbreaking-picture-polar-bears-400-miles-swim-nearest-ice.html,
http://features.csmonitor.com/environment/2008/09/03/north-pole-ice-cap-now-an-island/ Giám đốc Chương trình Môi sinh LHQ nói rằng khí hậu khắc nghiệt xác định hâm nóng hoàn cầu.Achim Steiner, Giám đốc Điều hành Chương trình Môi sinh Liên Hiệp Quốc, tuyên bố rằng 400 thiên tai xảy ra khắp thế giới từ tháng giêng đến tháng 6, năm 2008, chứng tỏ sự chính xác của các tiên đoán về hâm nóng hoàn cầu bởi Ban Liên Chính phủ về Khí hậu Thay đổi. Nêu lên các thí dụ, Giám đốc Điều hành Steiner nói về những trận lụt tàn phá hiện nay ở Ấn Độ cũng như bão lốc Nargis, bão cuồng phong Gustav và bão nhiệt đới Hanna. Là một cách để giảm bớt các hiện tượng này, ông kêu gọi các chính phủ trên toàn thế giới thỏa thuận một nghị quyết kế tiếp Nghị Định Thư Kyoto vào tháng 12 năm 2009, là thời hạn quy định bởi Liên Hiệp Quốc.
Xin cảm tạ và hoàn toàn ủng hộ Tiến sĩ Steiner cho lời nhắc nhở đúng lúc về nhu cầu bảo vệ hành tinh duy nhất của chúng ta. Mong sao tất cả chúng ta mau chóng làm nhẹ bước vì sự sinh tồn của muôn loài trên Địa Cầu.
http://uk.reuters.com/article/oilRpt/idUKL155749220080901,
http://en.wikipedia.org/wiki/Achim_Steiner,
http://www.un.org/apps/news/story.asp?NewsID=27898&Cr=climate&Cr1=
Cây bị ảnh hưởng bởi khí hậu thay đổi và mưa axít. Các khoa học gia thuộc Đại học Vermont, Hoa Kỳ, khám phá rằng các cây thích lạnh trên Rặng núi Xanh phải rút lên phía trên núi tới cả 400 bộ (122 thước) chỉ trong vòng 40 năm qua. Mặc dù sự di chuyển này được xem là do một phần vì nhiệt độ trong vùng tăng thêm 2 độ Fahrenheit trung bình mỗi năm, các nghiên cứu gia kết luận rằng tốc độ di trú của thực vật quá nhanh để được xem là chỉ do khí hậu thay đổi, và rằng mưa axít cũng là một nguyên nhân. Tường trình của Tổ chức Thực phẩm và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc năm 2006, “Bóng Dài của Nông Súc,” khám phá rằng gần 2/3 lượng khí ammonia do loài người gây ra, vốn góp phần tạo mưa axít, là thải ra bởi kỹ nghệ nuôi gia súc lấy thịt.
Chúng tôi tri ân các khoa học gia Đại học Vermont, cho phân tích về tình cảnh khó khăn phức tạp, mà cây cối đang đối diện trên hành tinh chúng ta. Với gia trì của Thượng Đế, mong mọi người chuyển sang ăn chay, không thịt, thân thiện với sinh thái, để giảm hâm nóng hoàn cầu và mưa axít. hầu giúp hồi phục các khu rừng tuyệt đẹp của Địa Cầu.
http://news.yahoo.com/story//livescience/20080902/sc_livescience/treessufferonetwopunchofacidrainandclimatechange http://www.all-creatures.org/tytt/env-livestockslongshadow.html