Một phần ba số cá bắt được trên thế giới dùng để nuôi thú vật Việc nuôi nông súc bằng cá đe dọa hệ sinh thái của đại dương. Kết quả cuộc nghiên cứu dài 9 năm của Viện Khoa học Bảo tồn Hải dương ở Đại học Stony Brook và Đại học British Columbia phát hiện thấy một lượng cá biển đáng lo sợ là 28 triệu tấn đang được xay nhuyễn để cho cá, lợn và gà trong nông trại ăn.
Tiến sĩ Ellen K. Pikitch ở Đại học Stony Brook phát biểu rằng: “…Đó là tỷ lệ khổng lồ về lượng cá bị đánh bắt trên thế giới. Áp lực tăng vọt đến với các loài cá hoang nhỏ bé có thể làm toàn bộ hệ thống thức ăn ở hải dương gặp nguy hiểm lớn.” Xin gửi lời biết ơn sâu xa đến Tiến sĩ Pikitch và đồng sự về khám phá nghiên cứu này. Cầu nguyện cho nhân loại sớm có ý thức về sự cần thiết cân bằng lại hệ sinh thái trên toàn cầu qua các biện pháp giúp hồi phục mau chóng như lối dinh dưỡng chay.
Báo cáo liên kết việc bảo vệ các khu đầm lầy với vùng chết trong đại dương.Một báo cáo mới của Hội đồng Bảo vệ Nguồn tài nguyên Thiên nhiên (NRDC) trụ sở tại Hoa Kỳ phát hiện thấy các vùng đầm lầy và suối giáp với các sông lớn như Mississippi rất có nguy cơ bị ô nhiễm với cùng lượng nitrogen và phốt-pho từ phân bón và thuốc trừ sâu hiện đang bị rò rỉ, gây ra thiếu dưỡng khí ở các vùng chết trong đại dương. Luật sư lâu năm Jon Devine, người quan sát Chương trình Nước của NRDC, cho biết: “Quốc hội phải lập tức hành động để phục hồi việc bảo vệ khoảng 20 triệu mẫu Anh vùng đầm lầy và hàng ngàn dòng suối trên thượng nguồn ở Hoa Kỳ.” Thưa cố vấn viên Devine và Hội đồng Bảo vệ Nguồn tài nguyên Thiên nhiên, xin cùng quý vị kêu gọi hành động bảo vệ tất cả nguồn nước quan trọng. Với hồng ân Thiên Đàng, mong chúng ta giảm sử dụng các hóa chất có hại để hoàn trả nguồn nước tại đất liền và sông ngòi trở lại trạng thái tốt đẹp nguyên thủy.
Mức độ muối trong đại dương phản ảnh khí hậu thay đổi do con người tạo ra Độ mặn ở Đại Tây Dương tăng lên. Các nghiên cứu gia ở Cơ quan Khí hậu Anh (Met) và Đại học Đọc phát hiện thấy độ mặn đã tăng vượt mức bình thường ở Đại Tây Dương trong vòng 20 năm qua.
Họ cho rằng hiện tượng này là do có ít mưa và nước bốc hơi nhiều hơn vì khí hậu thay đổi do con người gây ra. Chân thành cám ơn các nghiên cứu gia ở Cơ quan Khí hậu Anh và Đại học Đọc đã cảnh báo cho chúng ta biết về xu hướng bất lợi này. Cầu cho ý thức về các thay đổi có liên quan đến nạn hâm nóng toàn cầu như vậy sẽ giúp thúc đẩy các hoạt động thân thiện với tinh cầu xảy ra mau hơn để giúp ích cho mọi sự sống.
Bangladesh mang lại sự an toàn to lớn hơn cho loài naiĐể bảo vệ loài nai tốt hơn khỏi mối nguy hiểm do các tay săn trộm, thêm nhiều nhân viên đã được phân công để bố trí hoạt động ở rừng đước Sundarbans, cũng là một địa điểm Di sản Thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO). Nhiều biện pháp mới đã có hiệu quả trong việc bảo vệ loài nai. Xin hoan nghênh biện pháp này của Bangladesh, giúp bảo đảm sự an toàn cho các bạn thú đồng cư hiền hòa. Ơn trên gia trì mọi tạo vật của Thượng Đế trong sự đồng cư hòa hợp.
Tường trình cảnh báo những vấn đề nan giải của môi sinh trong tương lai cho các quốc gia Ả Rập Nghiên cứu môi sinh về hiểm họa có thể xảy đến với các quốc gia Ả Rập. Hôm chủ nhật, báo cáo “Môi sinh Ả Rập: Thử thách Tương lai,” được biên soạn bởi nhiều chuyên gia độc lập, được trình bày tại Diễn đàn Phát triển Môi sinh (AFED) tổ chức ở Bahrain.
Báo cáo này trích dẫn các vấn đề như ô nhiễm không khí và nguồn nước, tình trạng sa mạc hóa và thiếu nước ngọt đang gây áp lực lớn nhất cho vùng này. Với các đợt hạn hán trầm trọng gần đây ở Jordan và Syria cùng nhiều nơi khác ở Algeria, Morocco, Syria và Tunisia, báo cáo này kết luận rằng nhiều quốc gia Ả Rập sẽ tiếp tục trực diện với nguồn nước sụt giảm dần. Sự thay đổi khí hậu được xem là yếu tố chính đem lại các tình trạng này và bản báo cáo cũng đề nghị các chính sách và giải pháp.
Kính xin khen ngợi mọi nhà lãnh đạo ở Diễn đàn Phát triển Môi sinh của Ả Rập đã cùng đến để giải quyết các vấn đề cấp bách trong thời chúng ta. Cầu xin Allah ban ân sủng quý quốc với khả năng phục hồi mau chóng cùng với việc thực hiện các hiện pháp như lối dinh dưỡng chay để phục hồi có hiệu quả tính quân bình tự nhiên của sự sống cho tất cả.