Hâm nóng toàn cầu gây nguy hiểm cho đại thử tiêu biểu của Úc
Nạn hâm nóng toàn cầu gây nguy hiểm cho đại thử. Với nhiệt độ ở phía bắc nước Úc dự đoán sẽ tăng lên 6 độ C do hâm nóng toàn cầu, nghiên cứu gia Euan G. Ritchie và Elizabeth E. Bolitho của Đại học James Cook đã chỉ đạo một nghiên cứu để đánh giá sự nguy hiểm của các thay đổi này đối với 4 loài đại thử tiêu biểu ở quốc gia này.
Nghiên cứu của họ tìm thấy rằng chỉ cần nhiệt độ tăng lên 2 độ thôi thì cũng sẽ làm giảm 48% môi trường sống của đại thử, với khả năng mất mát lên đến 89% đối với các loài như đại thử antilopine thích nước. Với nhiệt độ tăng 6 độ thì đến 96% diện tích vùng sinh sống của loài đại thử này sẽ bị chìm dưới nước, khiến chúng bị tuyệt chủng. Cám ơn nghiên cứu gia Ritchie và cô Bolitho đã truyền đạt thông tin quan trọng này. Xin cầu cho việc mau chóng áp dụng lối sống thân thiện sinh thái sẽ giúp bảo vệ loài đại thử yêu quý ở Úc và mọi tạo vật khác của Thượng Đế.
Phí tổn mất rừng nhiều hơn khủng hoảng tài chánh
Phá rừng gây nên mất mát vô vàn về kinh tế. Được tài trợ từ Liên Hiệp Âu Châu và Đức quốc, một nghiên cứu lãnh đạo bởi kinh tế gia người Ấn Độ, Pavan Sukhdev dự đoán rằng kinh tế hoàn cầu mất mát do phá rừng có thể lên tới 5 ngàn tỷ Mỹ kim.
Ngân khoản này gồm có phí tổn gây ra từ sự mất mát các chủng loài, ô nhiễm nguồn nước, phí tổn để tránh lũ lụt, và khả năng hấp thụ thán khí trên toàn cầu bị giảm sút. Những khám phá này dẫn đến sự khai mạc Khởi xướng Kinh tế Xanh, mà hiện nay được sự hỗ trợ của Chương trình Môi sinh Liên Hiệp Quốc. Khởi xướng này nhấn mạnh các đầu tư thân thiện sinh thái làm gia tăng lớn lao cho sự phát triển kinh tế và tạo ra công việc làm. Chúng tôi tri ân Liên Hiệp Âu Châu, Đức quốc, ông Sukhdev và những cộng sự viên đã xác định tầm quan trọng đa diện của cây cối quý báu. Mong chúng ta hành động ngay để hồi phục Địa Cầu ban sự sống vô vàn này.
15 quốc gia Liên hiệp Âu châu trên đường đạt đến mục tiêu nghị định thư Kyoto
Liên hiệp Âu châu đang trên đường đạt đến mục tiêu của nghị định thư Kyoto. Một báo cáo do Cơ quan Môi sinh Âu châu phát hành hôm thứ năm cho biết 15 nước thành viên ban đầu của Liên hiệp Âu châu đang trên đường đạt mức cắt giảm khí thải nhà kính là 8% vào năm 2012.
Năm 2006, Anh, Pháp, Hy Lạp và Thụy Diển đã đạt mức dưới mục tiêu của nghị định thư Kyoto. Và dù mục tiêu được đồng ý bởi các nhà lãnh đạo Âu châu vào năm 2007 là giảm 20% vào năm 2020 sẽ không đạt được chỉ với các biện pháp hiện tại, nhưng việc thực hiện thêm các phương cách khác cũng vẫn có thể bảo đảm việc đạt mục tiêu trên. Kính xin cám ơn Liên hiệp Âu châu cho nỗ lực hợp tác và quyết tâm đối với Nghị định thư Kyoto. Mong nỗ lực của quý vị khích lệ nhiều người theo đuổi các mục tiêu cao quý tương tự hầu khôi phục nét đẹp xanh tươi của tinh cầu.