email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Mức khí nhà kính trên toàn cầu đột ngột tăng lên trong năm 2007.

Cập nhật thường niên năm nay trong báo cáo về chỉ số mức khí nhà kính của cơ quan Quản lý Đại dương và Không khí Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) cho biết trong lần tăng đầu tiên từ năm 1998, mức khí mê-tan đã lên thêm 27 triệu tấn.

Nói đến các túi khí mê-tan bị kẹt dưới lớp băng đá Bắc Cực mà có thể khiến nạn hâm nóng toàn cầu vượt khỏi khả năng kiềm chế nếu địa cầu ấm lên đủ để làm băng tan, Ed Dlugokencky, khoa học gia thuộc Phòng nghiên cứu Hệ thống địa cầu của NOAA, cho biết: “Chúng tôi đang giám sát dấu hiệu đầu tiên khi khí mê-tan thoát ra khỏi tầng đất đóng băng vĩnh cửu đang tan chảy ở Bắc Cực.” Báo cáo trên cũng phát hiện mực độ khí carbon dioxide trên toàn cầu đã tăng lên19 tỷ tấn. Cám ơn Tiến sĩ Dlugokencky, các đồng sự và cơ quan Quản lý Đại dương và Không khí Quốc gia Hoa Kỳ cho lời cảnh báo này về tình trạng thảm khốc của địa cầu. Mong chúng ta cùng mau áp dụng lối sống “xanh” hơn để bảo vệ Mẹ Địa Cầu và các cư dân.


Khả năng của loài lưỡng cư tiên đoán thay đổi trong đa dạng sinh học được xác định bởi nghiên cứu mới

Các loài lưỡng cư là đồng hồ cho biết sớm về sự thay đổi khí hậu. Sự tin tưởng rằng các loài động vật lưỡng cư phản ứng ngay cả với sự thay đổi rất nhỏ trong môi trường đã được khẳng định bởi nghiên cứu sinh học tiến sĩ Lauren Buckley và giáo sư Walter Jetz ở Đại học California Santa Barbara, Hoa Kỳ. Trong nghiên cứu này, họ đã vẽ ra sự phân bố số lượng chim và động vật lưỡng cư trên khắp thế giới và phát hiện thấy sự thay đổi trong môi trường ở nhiều nơi khác nhau đã được nhìn thấy mau lẹ và rõ rệt nhất ở các loài lưỡng cư, thậm chí hơn cả loài chim.

Cám ơn Tiến sĩ Buckley, Jetz và các đồng nghiệp đã khẳng định các bạn lưỡng cư nhạy cảm là sứ giả đưa tin về các thay đổi môi sinh. Chúng ta hãy lưu ý đến sự cảnh báo qua sự sụt giảm của các loài này hầu hành động mau hơn để cứu tinh cầu vì sự phát triển của mọi sự sống.

Nam Cực cũng cảm nhận sức nóng, nghiên cứu nói

Tình trạng tan chảy ở 2 cực được khẳng định là do con người gây ra. Một nghiên cứu mới được chỉ đạo bởi các khoa học gia ở Đại học phía Đông Anglia, Anh quốc, đã phân tích nhiệt độ trong vòng 100 năm ở Bắc Cực và 50 năm ở Nam Cực, phát hiện thấy cả 2 đầu cực đều đang thu nhỏ do tình trạng ấm lên mà con người gây ra.

Đây là lần đầu tiên mà tình trạng tan chảy ở Nam Cực chắc chắn có liên quan đến lối sống hiện đại của con người. Tiến sĩ Peter Stott, người đứng đầu việc giám sát khí hậu ở Phòng Met của Anh, cho biết: “Ở cả 2 vùng cực, sự ấm lên quan sát thấy chỉ có thể mô phỏng lại bằng cách bao gồm những ảnh hưởng do con người – chỉ có lực lượng thiên nhiên thôi thì không đủ.” Cám ơn Tiến sĩ Stott và khoa học gia ở Đại học phía Đông Anglia cho các quan sát chuyên cần trong nghiên cứu quan trọng này. Với sự xác nhận khoa học này, cầu mong nhân loại mau nhận thức nhu cầu hành động mau lẹ để ngưng hâm nóng toàn cầu và ổn định ngôi nhà Địa Cầu chung của chúng ta.