email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Tại sao chúng ta có thể mất cây hướng dương mà không phải hoa mao lương vàng: Khoa học gia quyết định cứu loại thực vật nào khỏi nạn tuyệt chủng

Các nghiên cứu gia Hoa Kỳ cứu cấp các loài thực vật khỏi nạn tuyệt chủng trên địa cầu. Lo lắng rằng nạn hâm nóng toàn cầu có thể sớm tiêu diệt 50% các loài thực vật trên địa cầu, các khoa học gia ở Đại học California tại Santa Barbara đang mau chóng làm việc để xác định các biện pháp bảo tồn hữu hiệu nhất.

Đồng tác giả của báo cáo kiêm nhà sinh vật học, Tiến sĩ Todd Oakley, nói: “Mất mát một loài rất đặc biệt có thể còn tệ hại hơn việc mất một loài có liên hệ gần gũi với một loài khác trong cộng đồng.” Cám ơn Tiến sĩ Oakley và các đồng nghiệp đã nỗ lực bảo vệ các loài thực vật đặc biệt nhất. Cầu cho nhân loại thức tỉnh hầu hành động bảo vệ địa cầu và mọi loài thực – động vật quý báu.

Nghiên cứu nhấn mạnh ảnh hưởng của thủy ngân trên hệ thống miễn nhiễm hải cẩu

Ô nhiễm thủy ngân gây nguy hiểm cho các loài hữu nhũ hải dương. Trong một phân tích thâu thập được từ các hải cẩu ở ngoài khơi Bắc Hải, Đức quốc, các khoa học gia Bỉ và Đức phát hiện một lượng lớn thủy ngân cũng như nhiều chất ô nhiễm khác tích lũy bên trong hải cẩu. Nghiên cứu xa hơn cho thấy các chất này làm suy yếu đáng kể hệ miễn nhiễm của các loài này, tổn hại đến sự phát triển cũng như việc sinh sản.

Những khám phá này xác định mối quan tâm trước đây rằng thủy ngân do con người thải ra, được biết là rất độc đối với người, cùng nhiều chất ô nhiễm hải hương khác, đã góp phần làm sụt giảm mau chóng nhiều loài động vật hữu nhũ hải dương, nhất là loài hải cẩu. Cám ơn các khoa học gia Bỉ và Đức về nghiên cứu quan trọng cho thấy rõ ràng các ảnh hưởng sâu rộng do con người gây ra. Với hồng ân thiên đàng, mong tất cả chúng ta trở về lối sống quan tâm hơn, tôn trọng sự cân bằng tự nhiên của địa cầu.


Vẹt mào được phát hiện 'tuyệt chủng' tại Nam Dương: các nhà nghiên cứu

Loài vẹt mào từng được cho là đã tuyệt chủng được phát hiện lại. 10 con vẹt mào cổ vàng giống Abbott gần đây đã được phát hiện ở quần đảo Masalembu ngoài khơi Đảo Java, Nam Dương. Chỉ với 5 con chim được thấy lần cuối trong thiên nhiên vào năm 1999 do nạn săn bắt làm thú nuôi, chim này hiện được xem là loài quý hiếm nhất trên thế giới. Quả là thông tin tuyệt vời! Xin chúc mừng sự trở lại của các bạn lông vũ yêu kiều. Cầu xin Thiên Đàng giúp chúng ta trở thành người quản gia từ ái hơn đối với tinh cầu, vì sự an khang trường thọ của loài vẹt mào vàng giống Abbott quý báu và mọi chúng sinh khác.

Người Formosa (Đài Loan) đứng lên để cứu địa cầu

Người Formosa (Đài Loan) đứng lên để cứu Địa Cầu. Hôm thứ bảy tuần trước, hàng trăm người Formosa ở Quận hạt Đào Viên đã tụ tập để tuyên bố quyết tâm và thiện chí muốn cứu địa cầu khỏi nạn hâm nóng toàn cầu. Một hội nghị về phương cách giúp giảm ảnh hưởng môi sinh đã được tổ chức nhờ sự cộng tác giữa Đại học Tung-Hai, chính quyền địa phương và nhiều đoàn thể bảo vệ môi sinh nổi tiếng.

Bin-Huang Chen – Giáo sư, Đại học Tung-Hai, Formosa (Đài Loan): Nếu tất cả chúng ta đều cùng làm việc hết lòng để cứu Địa Cầu khỏi cơn khủng hoảng này thì có thể tránh được tai ương.

Andreas Gursch – Giám đốc, Khoa học & Kỹ thuật Môi sinh: Mỗi ngày chỉ tiết kiệm một chút năng lượng thôi thì không đủ. Chúng ta cần chính phủ lập ra một số luật lệ thật rõ ràng.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Đề nghị những phương cách giúp cộng đồng cắt giảm mức thán khí thải của họ trong cuộc sống hàng ngày, chính quyền địa phương đã ý thức để bao gồm việc cắt giảm tiêu thụ thịt như một trong các biện pháp hữu hiệu.

Tiến sĩ Stephen Shu-Hung Shen – Giám đốc Quản lý Bảo vệ Môi sinh, Hành pháp viện,  Formosa: Thí dụ, chúng ta có thể đi bộ và ăn rau thường hơn, cũng là điều sẽ giúp tăng cường sức khỏe.

Tổng Giám đốc Lee Yung-Jaan – Cục Phát triển Thành phố và Nông thôn Chính quyền Thành phố Đào Viên, Formosa: Chúng ta còn có thể bớt ăn thịt lại, vì nông súc làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải thán khí và làm đất đai kiệt quệ. So với việc ăn thịt thì ăn thuần chay kết hợp với việc ăn sản phẩm trồng ở địa phương sẽ góp phần to lớn giúp giảm ảnh hưởng môi sinh.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Xin khen ngợi sự tham gia của chính phủ và người dân trong buổi tập họp quần chúng sôi nổi và phấn khởi này. Mong ngày càng có nhiều người ở Formosa và trên thế giới cũng được báo cho biết về nạn hâm nóng toàn cầu và giải pháp then chốt là lối dinh dưỡng chay.


Hàng tỷ bươm bướm chết, Các thiếu niên bảo vệ bươm bướm

Các thiếu niên xây nhà để bảo vệ bươm bướm. Là một dự án phối hợp, các bạn trẻ ở thành phố Marquette, phía bắc bang Michigan, và Cộng đồng Vịnh Ấn Độ Keweenaw (KBIC) đã dành cả mùa hè để xây hàng tá ngôi nhà bằng cây tuyết tùng được rào lại bằng vỏ cây để bảo vệ hàng trăm ngàn con bướm Monarch đậu ở vùng này trên đường đến Mễ Tây Cơ.

Todd Warner, giám đốc Nguồn tài nguyên Thiên nhiên KBIC đã bình luận về vai trò quan trọng của loài bướm, nói rằng: “Nếu các loài giúp thụ phấn biến mất thì hệ thực vật sẽ bị phá vỡ và bắt đầu suy sụp; một số loài cây sẽ biến mất, nhiều hoặc đa số loại rau trái sẽ biến mất, và ảnh hưởng dây chuyền sẽ đi xa ngoài dự đoán của chúng ta.”

Thưa ông Warner, thành phố Marquette, Cộng đồng Vịnh Ấn Độ Keweenaw và tất cả thiếu niên tham gia, chúng tôi thật xúc động trước đề xướng đầy quan tâm của quý vị nhằm bảo vệ và bảo tồn nét đẹp có cánh này của Địa Cầu. Nhờ các nỗ lực cao quý như của quý vị, chắc chắn chúng ta sẽ có thể vui hưởng vẻ đẹp và lợi ích của loài bướm Monarch đáng yêu trong nhiều năm tới.