email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Nước biển dâng cao có thể gây lũ lụt đến hơn 700.000 gia cư Úc

Hơn 700.000 ngôi nhà ở Úc đang có nguy cơ bị chìm ngập. Bộ Khí hậu Thay đổi của Úc cho biết có đến 80% người dân Úc sẽ bị ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng cao do ở gần biển.

Bộ này cảnh báo rằng: “Người ta dự đoán là các vùng duyên hải dễ bị xoi mòn sẽ lùi vào 1 thước với mỗi 1 phân nước biển dâng lên. Sóng bão sẽ làm tăng tình trạng xói mòn bờ biển.” Trong lúc đó, nhiều dự báo khoa học cho biết mực nước biển có thể tăng lên vài thước theo thời gian. Cám ơn quý vị đã chia sẻ thông tin quan trọng này, thưa Bộ Khí hậu Thay đổi và Úc Đại Lợi. Cầu cho các tình trạng báo động như vậy có thể được tránh khỏi nhờ việc chuyển sang lối sống bền vững như ăn chay.

Khí hậu thay đổi Nữu Ước cho thấy sự lặn trong chính trị

Bảo Tàng viện Hoa Kỳ về Lịch sử Thiên nhiên khai mở triển lãm về khí hậu thay đổi tại Nữu Ước. Được nhận thức bởi quản lý bảo tàng viện, Tiến sĩ Edmond Mathez với khoa học gia địa chấn Hoa Kỳ, Tiến sĩ Michael Oppenheimer, và được hợp tác thiết kế bởi nhiều bảo tàng khác và tổ chức khoa học quốc tế, mục tiêu chính của triển lãm là để giải quyết các quan tâm của những người vẫn còn hoài nghi rằng con người tạo ra hâm nóng hoàn cầu, cũng như cho thấy tình trạng hiểm nghèo của tinh cầu hiện nay.

Chủ tịch Bảo tàng viện, Ellen Futter nói rằng: “…Hiện nay có sự nhất trí của đại đa số giới khoa học, 90% khoa học gia đồng ý rằng có một nhu cầu khẩn thiết để giải quyết vấn đề này.”

Joe Witte: Chúng ta có thể đo lường thật rõ ràng về thán khí trong không khí để biết rằng đó là thán khí mới thêm vào gần đây. Nếu quý vị cộng lại các con số từ những nguồn khác nhau, chúng ta có ô nhiễm từ rừng bị cháy. Chúng ta có ô nhiễm từ nông nghiệp đang tiếp tục gia tăng, và dĩ nhiên đó cũng bao gồm sự gia tăng của số lượng thú nuôi lấy thịt khắp thế giới, bởi vì chúng cũng gia tăng tình trạng hâm nóng hoàn cầu với khí mêtan chúng thải ra.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Chủ đề: “Khí hậu Thay đổi: Đe dọa cho Đời sống và Tương lai Năng lượng Mới,” triển lãm này bao gồm các hiển thị tương tác mà quan khách có thể thấy các thay đổi hiện đang ảnh hưởng toàn cầu cũng như cam kết các hành động thân thiện Địa cầu như là tái tạo hoặc đạp xe đạp để đi làm việc. Sau Nữu Ước, triển lãm sẽ du hành sang Âu châu, Á châu, Trung Đông, Mễ Tây Cơ và Nam Mỹ.

Joe Witte: Đây là quan tâm đáng lo ngại và chúng ta cần phải làm điều gì đó, nhất là cho các thế hệ tương lai, để bảo đảm nó không biến thành tình trạng khủng hoảng không kiềm chế được.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Chúng tôi nồng nhiệt ca ngợi và xin đa tạ Bảo Tàng viện Hoa Kỳ về Lịch sử Thiên nhiên, cùng nhị vị Tiến sĩ Mathez và Oppenheimer, cho phương cách đầy sáng kiến hầu chia sẻ nguyên nhân của nạn hâm nóng hoàn cầu. Mong triển lãm của quý vị khiến cho nhiều người có hành động giúp tái lập sự phong phú của đời sống trên hành tinh này.

Senegal: Bảo vệ sinh kế qua những cây đước

Dự án bảo vệ cây đước ở Senegal. Để giải quyết tình trạng sụt giảm mau lẹ trong số lượng cây đước quan trọng ở miền nam Senegal, tổ chức bất vụ lợi Oceanium đã khởi sự một dự án trồng đước lại với sự tham gia của 15.000 thanh thiếu niên từ 130 làng.

Trong hơn một tháng, các bạn trẻ đã trồng được 6 triệu cây đước, được xem là rất quan trọng vì là môi trường sống của cá và chim di trú cũng như giúp ngăn chặn tình trạng xói mòn và lũ lụt ở vùng duyên hải. Phát ngôn viên của tổ chức Oceanium, Binetou Diagne, cho biết dự án này là nhằm phục hồi hệ sinh thái cây đước, nâng cao ý thức của mọi người về sự bền vững và khôi phục sinh kế của các cộng đồng ven biển.

Nhiều nhóm môi sinh ở địa phương cũng đang ủng hộ việc thực hiện các luật lệ trên toàn quốc để bảo tồn cây đước. Thưa tổ chức Oceanium, các nhà môi sinh và các bạn tình nguyện viên cao thượng, xin chân thành cám ơn sự tận tâm của quý vị cho mục đích cao quý này. Mong tất cả chúng ta phát triển để làm người bảo vệ từ ái của môi trường.

Khí hậu thay đổi báo động cho loài chim và cóc

Nghiên cứu cho biết loài nào đang gặp nguy hiểm cao nhất do hâm nóng toàn cầu. Trong nghiên cứu được tiến hành bởi Liên hiệp Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), 90 điểm sinh vật học đã được nhận diện nhằm phân loại các loài dựa theo các đặc điểm khiến cho chúng dễ bị tổn thương bởi sự thay đổi trong khí hậu.

Gần 35% loài chim trên trên giới, 52% loài động vật lưỡng cư, và 71% loài san hô ở vùng nước ấm có ít nhất 1 trong 11 điểm có thể khiến chúng dễ bị tổn thương khi khí hậu thay đổi. Là một đánh giá đầu tiên thuộc loại này, IUCN hy vọng hệ thống phân loại này sẽ giúp các nhân viên bảo tồn thông báo chính xác hơn về các hiểm họa của nạn hâm nóng toàn cầu đối với nhiều loài khác nhau.

Cám ơn Liên hiệp Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế cho nghiên cứu quan trọng này. Mong lòng tôn trọng của chúng ta đối với mọi sự sống được phản ánh qua các hành động như dùng lối dinh dưỡng chay để khôi phục khả năng phục hồi mau chóng của các bạn chúng sinh và bầu sinh thái.