email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In
( 24 MB )

Tạo một tấm chắn từ bi chung quanh Địa cầu.


Trên toàn cầu, rất nhiều khoa học gia về khí hậu thay đổi đồng ý rằng trong thời này tốt hơn hết là chú tâm hành động để giảm bớt hâm nóng toàn cầu, thay vì tiên đoán chính xác các ảnh hưởng của nó. Trong Hội nghị SOS Ngưng Hâm nóng Toàn cầu gần đây ở Thái, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã khẳng định lời khuyên này và nhấn mạnh phương cách chủ yếu để can thiệp và thậm chí ngăn ngừa thảm họa liên quan thời tiết: lối dinh dưỡng toàn thực vật.
Hội thảo truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư, Hội thảo Ngưng Hâm nóng Toàn cầu SOS Thái Lan – 11 tháng 10, 2008
Yaowarin Srichainan – Kỹ sư Điện toán, Computer Engineer, Ban Ngân sách Nội địa, Thái Lan: Thái Lan sẽ bị nạn hâm nóng toàn cầu ảnh hưởng đến mức nào, và điều tệ hại nhất mà chúng ta có thể sẽ chứng kiến là gì?
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Chúng ta không nên nhấn mạnh ảnh hưởng tệ hại nhất của nạn hâm nóng toàn cầu. Chúng ta không nên mong tai ương đến mà nên bắt đầu chú tâm đến cách ngăn ngừa điều này. Chúng ta phải nhìn về hướng ngược lại, đây là điều tốt nhất cho người dân Thái và thế giới. Đó là, một lần nữa, hãy sống theo lối từ bi, hãy ăn chay. tốt hơn nữa là ăn thuần chay, nghĩa là không có bất kỳ sản phẩm động vật nào, để cho từ trường từ bi bao bọc tinh cầu chúng ta, và dĩ nhiên là cả Thái Lan, với sự bảo hộ và hồng ân từ Thiên Đàng, bởi vì chúng ta tạo nên tấm chắn chung quanh mình, quanh hành tinh này, bằng từ trường từ bi, mạnh mẽ, và nhân ái. Đó là sự bảo vệ duy nhất rất an toàn và vĩnh hằng.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Sau hội nghị, các tham dự viên đã bày tỏ cảm nhận chung về khả năng riêng của họ để tạo sự khác biệt.

Veerayut Jitsai - Người tham dự hội thảo: Trong thời gian này, nạn hâm nóng toàn cầu đã trở nên hết sức nguy cấp. Nếu muốn tình hình này tốt hơn thì chúng ta phải đổi sang ăn chay.

Người tham dự hội thảo: Là công dân có trách nhiệm, tất cả chúng ta nên quan tâm đến điều này, vì nó ảnh hưởng chúng ta, đến sự an sinh của mình và tất cả chúng ta đều liên hệ mật thiết với nhau. Bất cứ gì có thể giúp giảm tình trạng khẩn cấp này trên hành tinh, thì tôi tin đó là điều tốt lành. Cá nhân tôi cũng đang cố ăn ngày càng ít thịt lại.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Kính xin cảm tạ Thanh Hải Vô Thượng Sư cho lòng quan tâm sâu xa, trí huệ và tình thương mà Ngài chia sẻ để bảo đảm tương lai hành tinh chúng ta. Mong tất cả chúng ta giúp tạo tấm chắn từ bi bác ái bằng cách biểu lộ sự từ ái trong hành động hàng ngày, bắt đầu với lối chọn bữa ăn.

Kính mời quý vị đón xem vào một ngày gần đây trên tiết mục Lời Pháp Cam Lồ cho buổi hội nghị trọn vẹn với phụ đề nhiều ngôn ngữ trên Truyền Hình Vô Thượng Sư.


Các loài thực – động vật nhiệt đới đang bị đe dọa bởi khí hậu đang ấm lên.

Một nghiên cứu mới dự đoán là các loài thực – động vật ở rừng mưa và núi nhiệt đới có thể gặp khó khăn để thích ứng trong tương lai, vì các vùng như vậy đã ấm hơn 0,75 độ C kể từ năm 1975, với nhiệt độ đang tiếp tục gia tăng. Nghiên cứu này cho thấy khí hậu thay đổi sẽ đẩy các vùng nhiệt độ ôn hòa lên cao 600 thước, với một số loài sẽ thấy chính chúng hoàn toàn xa lạ với môi trường sống. Người chỉ đạo nghiên cứu, Tiến sĩ Robert Colwell ở Đại học Connecticut, Hoa Kỳ, cho biết sự tuyệt chủng đáng kể có thể xảy ra nếu có loài nào không thể di chuyển hoặc thích nghi với vùng mát hơn.

Xin đa tạ Tiến sĩ Colwell và các đồng nghiệp cho nghiên cứu quan trọng này về tình trạng mong manh của hệ sinh thái. Cầu nguyện cho mọi người bảo tồn sự đa dạng của hệ thực – động vật vì sự cân bằng của hệ sinh thái chung.

http://news.xinhuanet.com/english/2008-10/10/content_10173920.htm http://www.advance.uconn.edu/2008/081014/08101401.htm http://afp.google.com/article/ALeqM5hgRUgi0kLIvuVA2reYgm2NsLNwFw http://www.newsroom.ucla.edu/portal/ucla/globa-warming-affects-warm-weather-68463.aspx 

Người Mã Lai ở nông thôn tự trồng thực phẩm riêng.

Đối với những người ở nông thôn của tiểu bang Sarawak, giá thực phẩm leo thang đã lên hơn gấp đôi giá các sản phẩm chủ yếu như gạo. Để phản ứng lại, 2.000 người dân của cộng đồng nông thôn ở Long Lama đã bắt đầu tự trồng thực phẩm và hiện đang trồng nhiều ruộng lúa cũng như các khu vườn đầy rau cải, đậu, ớt chuông, sắn bột và trái cây.

Hay quá, quả là một phản ứng đầy cảm hứng đối với nghịch cảnh, thưa người dân ở Long Lama. Mong chúng ta được khích lệ bởi tấm gương đầy phấn khởi của quý vị để có bước tiến xanh tương tự cho chính mình và tinh cầu.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Tôi có một sáng kiến nữa; đó là đối với những người có sân vườn, thay vì trồng cỏ hoặc cây gì khác thì nên trồng rau cải. Quý vị có thể trồng đủ rau cho mình hoặc như một phần bổ sung. Bằng cách này, quý vị có thể có thực phẩm chay tuyệt hảo, tiết kiệm tiền bạc, thời gian và năng lượng sử dụng trong việc chuyên chở.

http://thestar.com.my/metro/story.asp?file=/2008/10/13/southneast/2186386&sec=southneast 


Úc Đại Lợi trực diện với đợt hạn hán nóng nhất.

Cùng với kỷ lục về lượng mưa thấp nhất, nhiệt độ tại hai bang ở phía đông nam là Victoria và Tasmania đã lên đến mức cao kỷ lục. Sự kết hợp tàn phá này, mà hiện chưa thấy có dấu hiệu giảm bớt, đang gây nguy hiểm cho hệ thống Sông Murray- Darling, là nguồn nước tưới quan trọng cho nông nghiệp, với dòng nước chảy vào từ phía nam trông cậy vào các vùng bị hạn hán này. Ngược lại, các khu vực ở phía bắc nước Úc đang gánh chịu lượng mưa cao kỷ lục.

Cầu nguyện cho người dân Úc Đại Lợi có khả năng phục hồi nhanh khi họ chịu đựng thời tiết khắc nghiệt do bởi nạn hâm nóng toàn cầu. Chúng ta hãy cùng mau hành động để ổn định các mô hình này nhờ lối sống thân thiện sinh thái để tất cả có thể sinh sống thoải mái và sung túc.

http://qcl.farmonline.com.au/news/nationalrural/agribusiness-and-general/finance/drought-the-hottest-ever/1330674.aspx, http://en.wikipedia.org/wiki/Murray-Darling_Basin


Sông băng ở Greenland đang tan chảy mau chóng.

Trong 10 năm qua, các khoa học gia đã cố gắng để hiểu vì sao Jakobshavn Isbræ, một trong các sông băng lớn nhất ở Greenland, đột nhiên khởi sự tan chảy. Các nghiên cứu gia ở Trung tâm Khoa học Khí quyển Hải dương thuộc Đại học Nữu Ước xác định rằng mức độ tan chảy bắt đầu tăng tốc khi nhiệt độ dưới mặt nước tăng lên, với các dòng chảy có thể truy nguồn từ Bắc Đại Tây Dương. Các nghiên cứu trước đó đã gắn liền việc tan băng mau chóng này với nạn hâm nóng toàn cầu, và các khoa học gia đặc biệt lo là khuynh hướng tan chảy tương tự do nước ấm lên ở bên dưới Vỉa Băng đá trong Đại Tây Dương có thể tác động nghiêm trọng khiến mực nước biển dâng lên.

Cám ơn Đại học Nữu Ước và các khoa học gia khác đã chia sẻ các khám phá gây sửng sốt này về sự rút xuống mau chóng của sông băng ở Greenland. Cầu Thiên Đàng bảo vệ sự an toàn của những người dễ bị ảnh hưởng khi chúng ta cố khôi phục sự cân bằng của ngôi nhà Địa Cầu.


http://www.sciencedaily.com/releases/2008/09/080929093754.htm, http://www.nasa.gov/vision/earth/lookingatearth/jakobshavn.html