email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Tờ báo của sinh viên Hoa Kỳ cho biết việc ăn thịt làm sức khỏe suy yếu và cạn kiệt nguồn năng lượng.

Sao phương Bắc, một nguồn thông tin độc lập do sinh viên ở trường Đại học miền Bắc Illinois, Hoa Kỳ, xuất bản, mới đây đã đăng tải một bài báo xem xét các hậu quả tai hại của việc tiêu thụ thịt trong xã hội Hoa Kỳ. Bài xã luận này làm rõ mối quan hệ giữa việc ăn thịt và 2 mối lo quan trọng ngày nay: khủng hoảng năng lượng và chăm sóc y tế. Lối dinh dưỡng chay rõ ràng có ‘tỷ lệ hữu hiệu năng lượng’ cao hơn, nghĩa là cùng số lượng nhiên liệu có thể mang lại nhiều thực phẩm chay hơn thịt. Về mặt sức khỏe, bài báo này chỉ ra mối liên hệ giữa việc tiêu thụ thịt và 2 căn bệnh hàng đầu ở nước này là tim mạch và ung thư.

Cám ơn các sinh viên ở trường Đại học miền Bắc Northern cho bài báo sâu sắc, thành thật nói về tầm quan trọng của các lựa chọn dinh dưỡng. Mong mọi người dân thế giới ăn chay vì sự an sinh của chính họ và sự lành mạnh của tinh cầu.

http://www.northernstar.info/article/3977/, http://www.northernstar.info/information/about/

Ngăn chận khí hậu thay đổi trên Hy Mã Lạp Sơn.

Các ảnh hưởng đầu tiên của hâm nóng hoàn cầu như hạn hán, lũ lụt, và nhất là việc sông băng thu nhỏ đang gây quan tâm tại Hy Mã Lạp Sơn. Điều hợp viên thuộc Chương trình Môi sinh của Liên Hiệp Quốc tại Trung Quốc, Zhang Shigang, nói: “Sự tan rã nhanh chóng của tuyết và các sông băng trong 10 năm qua đe dọa sự phát triển kinh tế và cân bằng sinh thái trên Hy Mã Lạp Sơn nhanh hơn là bất kỳ thời gian nào trong nửa thế kỷ vừa qua.” UNEP và Bộ Khoa học & Kỹ thuật Trung Quốc vừa khai mạc chương trình gồm 1,2 triệu Mỹ kim nhằm tài trợ nghiên cứu, để giúp chính phủ địa phương tạo những quyết định tốt hơn và thích nghi với khí hậu thay đổi.

Chúng tôi tri ân Bộ Khoa học & Kỹ thuật và Chương trình Môi sinh của Liên Hiệp Quốc, cho các nỗ lực để giải quyết vấn đề cấp bách này trong thời đại của chúng ta. Xin cầu rằng chúng ta mau lẹ hành động để cứu kho báu không thể thay thế ở địa cầu như Hy Mã Lạp Sơn.

http://news.xinhuanet.com/english/2008-10/10/content_10173292.htm

Đảo ở Bangladesh là dấu hiệu thay đổi sắp đến.

Gần 2 triệu người ở Bhola, là tiểu đảo thuộc miền nam Bangladesh, nhận thấy trước hết hậu quả của khí hậu thay đổi. Mỗi một giờ, dựa theo cơ quan Giám sát Bờ biển được đặt tại thủ phủ Dhaka, 11 người Bangladesh mất cư gia của họ vì mực nước biển dâng cao. Ủy ban Liên Chính phủ về Khí hậu Thay đổi thuộc Liên Hiệp Quốc (IPCC) tính toán rằng vào năm 2050, 17% quốc gia Bangladesh sẽ biến mất, khiến 20 triệu người phải di tản.

Thưa Ủy ban Liên Chính phủ về Khí hậu Thay đổi, cơ quan Giám sát Bờ biển, và các khoa học gia khác, chúng tôi tri ân cho tài liệu khai sáng này. Mong tất cả chúng ta mau lẹ nghe thông điệp này và hành động bây giờ để bảo vệ đời sống và cư gia con người.

http://www.smh.com.au/news/environment/climate-change-ground-zero/2008/10/10/1223145635868.html http://www.theage.com.au/world/bangladeshs-global-warning-20081010-4yb8.html http://geology.com/world/bangladesh-satellite-image.shtml http://www.virtualbangladesh.com/bd_cities_dhaka.html http://www.thedailystar.net/pf_story.php?nid=2996