Nghiên cứu dài 30 năm cho thấy các vùng vịnh ở Hoa Kỳ có nguy cơ bị lũ lụt nghiêm trọng.
Nghiên cứu gia báo cáo về nguy cơ lũ lụt mà Bờ Vịnh, từ Alabama đến Texas, Hoa Kỳ, đang trực diện, cho thấy mực nước biển dâng cao là yếu tố nguy hiểm chủ yếu. Tiến sĩ John Anderson, giáo sư khoa học về hải dương và Địa Cầu ở Đại học Rice, giải thích rằng các vùng vịnh này rất gần với mức lũ lụt xảy ra lần cuối cùng vào thời đại Holocene cách đây 9.600 năm. Quan tâm đặc biệt là sự quan sát từ nhiều nghiên cứu gần đây về việc mực nước biển dâng lên dọc Bờ Vịnh đã tăng gấp đôi trong thập kỷ qua. Đây là do nạn hâm nóng toàn cầu và việc xây đập nước đã ngăn cản dòng chảy tự nhiên của trầm tích vào các vịnh, do đó gây nguy hiểm cho các vùng đầm lầy bảo vệ vịnh.
Chân thành cám ơn Tiến sĩ Anderson và các đồng nghiệp đã giúp chúng ta hiểu rõ về các hiểm họa liên quan đến sự thay đổi khí hậu ở Bờ Vịnh. Tất cả chúng ta hãy cùng mau hành động để khôi phục sự cân bằng tự nhiên của bầu sinh quyển.
http://www.eurekalert.org/pub_releases/2008-10/ru-bou100208.php
Barbados đang mất đi các rặng san hô.
James Blades, nhà môi trường kiêm thành viên sáng lập Tổ chức Hải dương Barbados, báo cáo rằng toàn bộ rặng san hô ở ngoài khơi Bờ Tây của Barbados đã tàn lụi và rặng san hô ở gần Bờ Nam đang đi đến số phận tương tự. Các rặng san hô không chỉ quý vì đẹp mà còn được xem là rất cần thiết để gìn giữ và bảo vệ các bờ biển cát trên đảo này. Ông Blades cho biết thêm là ngoài tình trạng ô nhiễm liên tục cho con người gây ra, thì khí hậu thay đổi là yếu tố chính khiến các rặng san hô ở đảo này biến mất mau lẹ.
Xin chân thành cám ơn ông Blades và tổ chức Niềm tin Hải dương Barbados cho thông tin về tình cảnh của các rặng san hô hết sức nhạy cảm. Cầu cho nhân loại có ý thức hầu bước đi nhẹ hơn trên hành tinh để khôi phục nét đẹp và sự đa dạng của mọi loài trên tinh cầu.
http://www.nationnews.com/story/292768860048588.php