email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Mùa bão Đại Tây Dương thổi bay nhiều kỷ lục

Địa Cầu được làm mát nhờ các trận bão khổng lồ. Tương ứng với sự quan sát về con số kỷ lục của các trận bão ở Đại Tây Dương năm 2008 là sự khám phá của nhóm khoa học gia quốc tế cho biết các trận bão ngày càng dữ dội và thường xuyên hơn là phản ứng của thiên nhiên đối với hâm nóng toàn cầu. Một sự cộng tác nghiên cứu của các nghiên cứu gia Anh, Nhật và Formosa (Đài Loan) cho thấy các trận giông bão thật sự giúp lấy đi một lượng lớn thán khí qua sự chuyển động nước rộng lớn của chúng, khiến thán khí cuối cùng được tích trữ tại đáy sông và đáy biển.

Dù vậy, theo như lời của khoa học gia hàng đầu ở Anh Robert Hilton, cho biết: “Tốc độ của tiến trình này là khoảng 100 đến 1000 lần chậm hơn so với lượng thán khí được bơm vào không khí do hoạt động của con người.” Cám ơn Tiến sĩ Hilton và đồng sự cho khám phá sâu sắc về sự cố gắng của Địa Cầu hầu khôi phục sự cân bằng tự nhiên. Ơn trên gia trì lối sống tử tế và bền vững hơn của chúng ta nhằm giảm bớt các mô hình khắc nghiệt này mang lại khí hậu mát dịu hơn cho tất cả.

 
Các khu rừng đang bị nguy cơ từ khí hậu thay đổi: nghiên cứu

Rừng cây bị hủy hoại làm tăng sự thay đổi khí hậu. Đây là thông điệp trong báo cáo được thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế ở Jakarta, Nam Dương, khuyến khích các biện pháp giúp bảo vệ rừng cây trên thế giới tại hội nghị về khí hậu của Liên Hiệp Quốc ở Poznan, Ba Lan. Theo kết quả báo cáo thì những thay đổi nhỏ trong khí hậu có thể gây ra nhiều ảnh hưởng lớn hơn cho rừng cây làm tăng độ nhạy cảm với hạn hán, bệnh tật và hỏa hoạn. Báo cáo trên cũng nhắc nhở về ảnh hưởng có hại của việc đốt cây cỏ và phát hoang nông trại, một việc làm chịu trách nhiệm tạo ra 20% lượng khí nhà kính. Thưa Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế, xin hoan nghênh tiếng nói đầy quan tâm của quý vị thay mặt cho lá phổi địa cầu quan trọng và tuyệt mỹ. Cầu nguyện cho mọi nỗ lực bảo vệ rừng cây quý báu được thành công.

Năm 1995, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã lặp lại với các hội viên chúng tôi về tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng.
 
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Nếu chúng ta cứ đốt rừng, sẽ không còn gì để giữ nước, và giữ cho nó chảy từ từ. Thay vì vậy, nó sẽ chảy xuống một lượt, tạo ra nhiều trận lụt lớn trên địa cầu. Tất cả là vì chúng ta đã phá hủy quá nhiều rừng. Vì không có cây cối, không có gì khác để giữ nước lại ở đó.

Do đó gần đây chúng ta ngày càng có nhiều nạn lụt hơn. Mặc dù quốc gia chúng ta và tinh cầu có văn minh hơn, vẫn còn quá nhiều thiên tai như lũ lụt, hạn hán, hỏa hoạn. bởi vì chúng ta bất cẩn phá hủy quá nhiều của thiên nhiên. Chúng ta cũng cần bảo vệ rừng, nếu không chúng ta sẽ có lụt lớn. Cho nên, bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ bản thân.



Khoảng 2.000 đảo nhỏ của Nam Dương có thể không lâu bị biến mất

Hoạt động của con người gây nguy hiểm cho các quần đảo ở Nam Dương. Theo lời của bộ trưởng Bộ Hàng hải, Freddy Numberi, việc khai thác mỏ không được kiểm tra cùng các hoạt động kém bền vững khác, kết hợp với mực nước biển dâng cao do hâm nóng toàn cầu gây ra đang thay đổi quang cảnh quốc gia có nhiều đảo này. Bộ trưởng Numberi cho biết 24 hải đảo đã biến mất dưới lòng đại dương và 2.000 đảo khác đang đối mặt với số phận tương tự trừ khi có hành động giúp bảo vệ các đảo này. Cùng bộ trưởng Numberi, chúng tôi quan tâm cho quý quốc và đồng bào. Chúng ta hãy cùng gia nhập cương vị quản gia tốt lành hầu gìn giữ môi trường chung quanh trong nhiều năm sắp tới.

 
Việc sản xuất thực phẩm tại những quốc gia đang phát triển dễ thiệt hại nhất với khí hậu thay đổi

Khí hậu thay đổi sẽ làm giảm việc sản xuất thực phẩm ở khu vực Đông Nam Á. Một báo cáo mới của tổ chức phi chính phủ, Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương, dự đoán mực nước biển dâng cao ảnh hưởng Đông Nam Á, nhiều vùng ở Trung Quốc, và Quần đảo Thái Bình Dương sẽ gây thiệt hại nhiều cho ngành nông nghiệp ở các vùng ven biển thấp hơn.

Ước tính cho thấy 210 triệu người ở vùng này đang lâm cảnh “thực phẩm bấp bênh,” với sự giảm sút hơn nữa về nông nghiệp sẽ ảnh hưởng đến nhiều người hơn. Cám ơn Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương đã nghiên cứu quan trọng về cách khí hậu thay đổi ảnh hưởng nguồn thực phẩm. Mong chúng ta lưu ý đến các cảnh báo này, áp dụng mau biện pháp có trách nhiệm hầu bảo vệ tinh cầu.