Cá ngừ Bluefin: Đang bị tuyệt chủng ở Đại Tây Dương và Mediterranean Cá ngừ Bluefin sụt giảm do việc đánh cá quá mức. Các khoa học gia ở Ủy ban Quốc tế Bảo tồn Cá ngừ Đại Tây Dương (ICCAT) báo cáo rằng số lượng cá ngừ bluefin từng có rất nhiều ở phía đông đã sụt giảm đến 90%. Các đề nghị của họ bao gồm việc cấm đánh cá trong những tháng nhất định. Trong khi đó, Quỹ Thú hoang Thế giới (WWF) đang cố gắng phân loại lại vị thế của cá ngừ bluefin hầu giúp cấm buôn bán loài cá này trên thế giới.
Cám ơn các khoa học gia ở Ủy ban Quốc tế Bảo tồn Cá ngừ Đại Tây Dương và Quỹ Thú hoang Thế giới cho sự hiểu biết sâu sắc và nỗ lực của quý vị để bảo vệ cá ngừ bluefin độc đáo. Ơn trên gia trì nhân loại trong việc bảo vệ mạng sống của cá ngừ và mọi bạn thú đồng cư quý báu khác của chúng ta.
Trong một cuộc hội thảo trực tuyến với hội viên hội chúng tôi ở Đức, Vô Thượng Sư Thanh Hải đã nói lên sự quan trọng của mọi đời sống trong việc duy trì sự cân bằng của địa cầu. Hội thảo truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư tại Trung tâm Hamburg, Đức - 18 tháng 7, 2008
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Việc ăn cá cũng làm suy yếu rất nhiều hệ sinh thái của địa cầu. Người ta chứng minh rằng đánh cá mòi quá mức đã tạo ra nhiều vùng chết. Bởi vì cá hiện hữu ở đó là có lý do. Chúng hiện hữu có lẽ để oxy hóa biển, hoặc tạo sự sống cho những loài khác hoặc làm sạch môi trường.
Bất cứ chủng loài nào Thượng Đế để lại trên địa cầu đều có việc để làm. Giống như loài người, chúng ta có việc để làm. Thú vật có việc để làm. Chỉ là nhiều người nghĩ chúng vô dụng, cho nên bắt cá lên và ăn. Nhưng chúng vô cùng hữu dụng cho hệ sinh thái của chúng ta, cho sự lành mạnh của địa cầu, và sau đó là cho sức khỏe của con người và muôn loài trên đó.
Những đường nứt mới trên tảng băng Nam Cực Vỉa đá khổng lồ ở Nam Cực có nguy cơ tan vỡ. Hình ảnh từ vệ tinh của Cơ quan Vũ trụ Âu châu gợi ý rằng Vỉa Băng Wilkins sắp tách rời khỏi Nam Cực. Vỉa băng này hiện đang nối 2 hải đảo với một cây cầu băng đá, mà đã mất mát khoảng 2.000 cây số vuông mỗi năm. Các khoa học gia cho biết vỉa băng đá, với kích thước khoảng nửa Tô Cách Lan, là một trong bảy vỉa băng đã biến khỏi Nam Cực chỉ trong 30 năm qua.
Cám ơn các nghiên cứu gia quốc tế luôn thông báo cho chúng ta biết về tốc độ mau lẹ đáng báo động của hâm nóng toàn cầu. Với hồng ân của Thượng Đế, mong hành động của chúng ta giúp khôi phục hữu hiệu cán cân sự sống trên tinh cầu xinh đẹp.
Xói mòn đất: 35 triệu người bị ảnh hưởng ở phía bắc. Do Thái giúp Nigeria khôi phục đất đai. Với 35 triệu người Nigeria ở các tiểu bang phía bắc của nước này đang ngày càng bị ảnh hưởng bởi điều kiện như sa mạc do khí hậu thay đổi và nạn phá rừng gây ra, chính phủ tuyên bố thực hiện một dự án hoa tiêu với tổ chức nông nghiệp Agridev có trụ sở tại Do Thái.
Chương trình “Sa Mạc đến Thực phẩm” sẽ giúp biến đất đai khô cằn ở 19 tiểu bang trong nước thành đất trồng trọt nhờ trồng cây gây rừng và nhiều biện pháp khác. Dự án này cũng nhằm mục đích trực tiếp và gián tiếp tạo trên 2 triệu việc làm. Xin khen ngợi Nigeria, Agridev và Do Thái đã hợp tác trong dự án “xanh” đáng làm này! Những nỗ lực hợp tác như của quý quốc chắc chắn sẽ giúp bảo đảm tương lai bền vững cho Nigeria và bầu sinh thái.
Khí hậu thay đổi đẩy hàng trăm loài chim đến miền bắc xa hơn Chim muông di trú xa hơn đến phương bắc do khí hậu thay đổi. Dấu hiệu bất thường về việc có hơn 200 con chim lông đỏ ở phía nam tại Hồ Staring, Eden Prairie, Minnesota, Hoa Kỳ, gần đây đã được lưu ý bởi giám đốc Mark Martell ở Khu bảo tồn Minnesota của Hội Audubon. Ông cho biết nạn hâm nóng toàn cầu đã đẩy hàng trăm loài chim khác đi xa hơn về phía bắc so với trước đây, là điều có thể ảnh hưởng lớn đến sự đa dạng sinh thái trong vùng.
Cám ơn giám đốc Martell và Hội Audubon đã quan sát các bạn chim nhạy cảm. Mong chúng ta mau chóng thực hiện lối sống “xanh” hơn và lối dinh dưỡng thân thiện môi sinh để bảo vệ môi trường cho mọi bạn thú đồng cư.