email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Chuyển sang ăn chay để cứu tinh cầu, Sir Paul và Tiến sĩ Rajendra Pachauri nói

Ngài Paul McCartney và Tiến sĩ Rajendra Pachauri nói “Ăn Chay” để cứu hành tinh. Nhà nhạc sĩ lừng danh và vị lãnh tụ thắng giải Nobel dẫn đầu Ban Liên Chính phủ về Khí hậu Thay đổi của Liên Hiệp Quốc, cả hai đều ăn trường chay, đồng viết lá thư cho nhật báo Độc Lập tại Anh quốc, tuyên bố rằng ăn trường chay là bước duy nhất và quan trọng nhất mà cá nhân có thể thực hiện để giảm nạn hâm nóng toàn cầu.

Nói rằng con người thường xuyên hỏi cách gì mà họ có thể làm để giúp giảm bớt khí hậu thay đổi, lá thư tuyên bố rằng trường chay đáp ứng thực tế và hữu hiệu cho việc giảm khí thải và ổn định bầu khí quyển của Địa cầu cũng như cung cấp thêm thực phẩm cho người đang cần. Thành tâm tri ân Ngài Paul và Tiến sĩ Pachauri cho sự lãnh đạo từ tâm cao cả của quý vị hầu mang lại tài liệu này gây sự chú ý của đại chúng. Cầu mong thông điệp của quý vị là ngọn hải đăng chiếu sáng để ngày càng nhiều người thấy được trí huệ của sự áp dụng lối sống không động vật và thân thiện với hành tinh này.

Nhiệt độ toàn cầu tháng 10 ấm nhất lần thứ hai, NOAA nói

Nhiệt độ trung bình toàn cầu trong tháng 10 tăng cao. Ban Quản trị Đại dương và Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng nhiệt độ trên đất liền và đại dương tổng hợp lại trong tháng 10 là ấm nhất hạng nhì cho tháng này kể từ khi sự ghi chép bắt đầu từ năm 1880, trong khi nhiệt độ đất liền là ấm nhất từ xưa đến nay. Tại Bắc Cực, mực băng đá trên biển hiện nay thấp nhất vào hạng ba từ khi được đo lường bằng vệ tinh vào năm 1979 và vùng nam Úc Đại Lợi trải qua tháng 10 với kỷ lục khô nhất. Xin tri ân Ban Quản trị Đại dương và Khí quyển Quốc gia, cho các quan sát thấu đáo này. Tất cả chúng ta hãy cùng làm việc để bày tỏ quan tâm và tôn trọng đối với Địa cầu, nơi ban cho chúng ta sự sống.

Phát quang rừng Amazon tăng gần 4%

Tình trạng chặt phá rừng mưa Amazon gia tăng. Hôm thứ 6, chính phủ Ba Tây tuyên bố rằng tỷ lệ đốn chặt cây ở rừng Amazon đã tăng lên lần đầu tiên sau 4 năm. Từ tháng 8, 2007 đến tháng 7, 2008, 12.000 cây số vuông rừng (4.633 dặm vuông) tương ứng với hơn 4% diện tích lãnh thổ đã bị tàn phá so với cùng kỳ năm ngoái. Các vùng bị ảnh hưởng nặng nhất đã bị phát hoang chủ yếu là để trồng đậu nành nuôi nông súc lấy thịt. Cám ơn Ba Tây đã cập nhật báo động này. Cầu nguyện cho nỗ lực ngăn chặn được thực hiện cả trong nước và quốc tế nhằm phục hồi lá phổi quý báu này của địa cầu.

Trích đoạn từ bài khai thị của Thanh Hải Vô Thượng Sư: “Luật Nhân Quả” Vào tháng 8, 1999, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã nhấn mạnh tầm quan trọng của rừng mưa Amazon khi trò chuyện với các hội viên chúng tôi ở Nữu Ước, Hoa Kỳ.
 
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Họ vẫn tiếp tục đốn cây, làm mọi thứ hại cho môi sinh. Và khí hậu giờ đây như giết người vậy. Nếu cả khu rừng Amazon đều bị đốn, và họ trồng lại một khu rừng khác, thì chúng ta phải đợi vài trăm năm để cây cối mới mọc tới mức có khả năng tạo ra dưỡng khí, và trung hòa chất độc trong không khí như cây trong rừng Amazon có thể làm. Không giống như quý vị đốn cây rồi trồng lại, sẽ giống nhau. Kích thước có thể giống nhau, nhưng khả năng không giống nhau. Cây cối cần thời gian mới có thể tạo ra sự quân bình mà chúng ta cần để sinh tồn.

 
Sách 'Mat & Klimat'

Sách mới được phát hành nói về thực phẩm và khí hậu. “Mat & Klimat” là tựa đề chữ Thụy Điển của quyển sách: “Thực phẩm và Khí hậu,” cứu xét các giải pháp để giảm ảnh hưởng đến con người từ việc sản xuất thực phẩm. Được viết bởi nhà khí tượng và khoa học gia khí hậu hàng đầu của Thụy Điển, ông Pär Holmgren, thuộc Đài TV Thụy Điển, với các vị đồng tác giả là Tiến sĩ Johanna Björklund và Tiến sĩ Susanne Johansson thuộc Trung Tâm cho Nông nghiệp Bền vững, sự ra mắt gần đây của sách được tham dự bởi các đại biểu kỹ nghệ.

Tiến sĩ Johanna Björklund:
Chúng tôi cố gắng trình bày trong sách này về cách mà thực phẩm được sản xuất để chúng ta có thể tìm giải pháp hầu giảm ảnh hưởng này từ sự tiêu thụ thực phẩm.

Tiến sĩ
Susanne Johansson: Tôi nghĩ rằng mọi điều chúng ta cần làm là hiểu hơn về thực phẩm mình ăn, để ý thức nhiều hơn về sự lựa chọn của mình.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Quyển sách này trình bày nghiên cứu của các tác giả về những cách thân thiện nhất với sinh thái để ăn, mua và trồng thực phẩm. Sách còn khám phá rằng 30% các khí nhà kính thải ra từ những gia cư là do cách chọn lựa thực phẩm. Sách này cống hiến các cách thực tế và thường đơn giản để giảm mức thán khí thải của chúng ta, một trong các cách đó là ăn ít thịt lại.

Tiến sĩ Par Holmgren: Vấn đề chủ yếu căn bản là chúng ta nên ăn ít thịt.

Tiến sĩ Johanna Björklund: Tôi tin rằng những ai muốn thành người ăn chay, là điều rất tốt, bởi vì điều đó giảm bớt tổng số tiêu thụ thịt của chúng ta. Chăn nuôi gia súc tiêu hao tài nguyên và tiêu hao năng lượng bởi vì thú vật cần thức ăn, và tốn năng lượng để sản xuất thức ăn này, v.v...

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Chúng tôi xin cảm tạ các Nghiên Cứu gia Tiến sĩ Björklund, Homgren, và Johansson cho tài liệu giá trị trong sách của quý vị: “Thực phẩm & Khí hậu.” Mong độc giả của sách với ý thức mới cùng nhau bước đến thế giới lành mạnh hơn, sản xuất và tiêu thụ thực phẩm khôn ngoan hơn, vì lợi ích của tất cả mọi người