email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Khắp Hoa Kỳ cảm nhận tình trạng khan hiếm nước.

Điều kiện khô hạn đã ảnh hưởng khắp các bang từ phía tây đến duyên hải phía đông nước này. Ở California, một đợt hạn hán toàn bang đã được tuyên bố, với 9 quận hạt đã xin trợ giúp nguồn nước khẩn cấp và nhiều vụ quả hạch đã bị bỏ hoang. Ở Bắc Carolina, 59 quận hạt đã tuyên bố là khu vực gặp thiên tai sau 2 năm hạn hán và sản lượng nông nghiệp giảm xuống hơn 50%. Trong khi đó, ở Texas, hơn 40% diện tích tiểu bang đang gánh chịu hạn hán dù đã bị 3 trận bão tấn công trong năm nay.

Cầu cho mưa hồng ân nhẹ nhàng đổ xuống trên các vùng này, và thêm nhiều điều kiện giúp nuôi dưỡng hơn nữa sớm trở lại tinh cầu nhờ sự đồng cư hòa hợp của chúng ta với vạn vật.

Trong buổi hội thảo quốc tế với các Hội viên của chúng tôi vào ngày 23 tháng 8, 2008, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã bày tỏ sự quan tâm của Ngài về tình trạng thiếu nước tại Hoa Kỳ và quốc tế. Ngài cũng đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề này cũng như cứu vãn hành tinh.

Trích đoạn từ bài khai thị hội thảo quốc tế của Thanh Hải Vô Thượng Sư vào 23 tháng 8, 2008

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Hiện tại người Hoa Kỳ đã bắt đầu lo lắng về sự thiếu nước. Sông băng đã tan rất nhiều, nhiều hơn thường lệ. Chỉ còn lại một ít trên đỉnh một số núi ở miền tây Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Và sông ngòi đã khô cạn hơn, và họ tiên đoán rằng chỉ vài năm nữa, vài năm nữa, nước có thể thậm chí không đủ cho 23 triệu người phải dựa vào nước để sinh tồn.

Quý vị có thể tưởng tượng? Đó không chỉ đang xảy ra ở Phi châu, không phải xảy ra ở một xứ khô cằn, sa mạc, điều đó đang xảy ra ngay cả ở Hoa Kỳ rồi, và Úc Đại Lợi và v.v.. Cứ ngày càng tệ hơn. Nếu tôi có thể cứ ra ngoài và cầu xin mọi người trên đường phố: “Chỉ xin vui lòng ngưng ăn thịt và ngưng nuôi nông súc và ngưng lạm dụng tài nguyên địa cầu. Ngưng phí phạm nước.” Tôi sẽ làm vậy. Nếu người ta sám hối trong lòng và phản ứng nhanh đủ, chuyển sang ăn chay, với ân điển từ thiên đàng, với sự can thiệp của lực lượng khẳng định, chúng ta có thể cứu được 80% dân số của địa cầu.
 
Khí hậu thay đổi, sao biển nhiễu loạn san hô Fiji: nghiên cứu


Rặng san hô ở Fiji đang thu hẹp ở mức báo động. Một nghiên cứu mới ấn hành trên tập san Global Change Biology cho biết từ năm 2000 đến 2006, rặng san hô trên khắp Quần đảo Lau của Fiji đã giảm bớt kích thước xuống khoảng 50%. Tiến sĩ Nick Graham ở Đại học James Cook, Úc Đại Lợi, đã tham gia nghiên cứu trên, cho rằng sự sụt giảm này là do đánh bắt cá quá mức và môi trường bị nhiễu loạn cũng như có các sự cố tẩy trắng san hô do khí hậu thay đổi gây ra. Ông cũng khuyên giảm bớt việc đánh bắt cá để bắt đầu giảm bớt áp lực đối với môi sinh. Tiến sĩ Graham và các đồng nghiệp, xin chân thành cám ơn các khám phá rõ ràng qua nghiên cứu của quý vị. Chúng ta hãy tôn trọng sự cân bằng thiên nhiên được thể hiện qua các hành động nhằm bảo tồn hệ sinh thái mong manh như thế này.

Sắc lệnh của tổng thống bảo vệ rừng mưa Ba Tây 

Rừng mưa ở vùng duyên hải của Ba Tây được bảo vệ. Tổng thống Ba Tây Luiz Inacio Lula da Silva vừa ký sắc lệnh cho một dự án giúp khôi phục 20% diện tích rừng mưa ở Ba Tây từng nằm dọc vùng duyên hải Đại Tây Dương. Hiện chỉ còn lại 7% trong 1,3 triệu cây số vuông diện tích rừng mưa ban đầu ở vùng duyên hải.

Sắc lệnh trên bao gồm nhiều chương trình khích lệ tài chính đối với sự phát triển của các doanh nghiệp thân thiện sinh thái nào giúp trồng cây gây rừng và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý báu này. Cám ơn tổng thống đã có quyết định giúp dẫn dắt đất nước hướng tới tương lai bền vững và thương yêu Địa Cầu. Mong sự lãnh đạo sáng suốt của ông đạt được thành công “xanh” phát triển.
 
Nhật đồng ý tài trợ để bảo vệ dự án rừng

Nhật tặng 5,6 triệu Mỹ kim cho các chương trình trồng cây gây rừng ở Âu Lạc (Việt Nam). Ngân quỹ này sẽ giúp chính phủ Âu Lạc (Việt Nam) trồng cây trên cồn cát rộng 900 héc-ta trong nỗ lực giảm bớt tình trạng xói mòn do bão cát và mang lại thu nhập cho cư dân trong vùng duyên hải miền trung nam. Mục tiêu cuối cùng của chính phủ là tái trồng rừng trong nước với 5 triệu héc-ta rừng cây. Thiên Đàng gia trì và xin đa tạ Nhật Bản đã rộng lượng tử tế đóng góp cho dự án đáng làm này. Cầu mong sự chăm sóc từ ái được ban cho cây cối trên toàn quốc mang lại nhiều khu rừng giúp gìn giữ sự sống và làm sung túc đời sống của người dân.