email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Bắc Cực hâm nóng dẫn đến 'thay đổi sự sống' trong hệ sinh thái của Bắc Đại Tây Dương

Khí hậu thay đổi trong các thập niên gần đây đã vượt xa 5.000 năm trước. Các nghiên cứu gia ở Đại học Cornell, Hoa Kỳ, đã phát hiện dòng nước đang ấm lên ở Bắc Cực và mực nước ngọt dâng cao do sông băng tan chảy đang làm thay đổi sự sống ở hải dương và dòng biển. Nước ngọt tan chảy trong 10 năm qua đã khiến tảo nhỏ ở Thái Bình Dương được phát hiện lần đầu ở Bắc Đại Tây Dương trong 800.000 năm và sinh vật trôi nổi ở Bắc Đại Tây Dương được tìm thấy xa hơn về phía nam cho thấy có sự thay đổi lớn trong sự luân lưu của biển.

Nhà hải dương học và người chỉ đạo nghiên cứu, giáo sư Charles Greene cho biết sự xáo trộn gây ra bởi các biến đổi này có thể đột ngột làm thay đổi Địa Cầu. Thưa Tiến sĩ Greene và đồng sự ở Đại học Cornell, thật cám ơn khi biết về những thay đổi đang ảnh hưởng mọi sự sống dưới lòng biển. Nhờ thiện chí sẵn lòng của chúng ta và hồng ân Thiên Đàng, cầu mong bầu sinh quyển phát triển trong sự quân bình hồi phục.

Thỏa hiệp bảo vệ chim di trú

Các chim di trú sẽ được bảo vệ. Tại cuộc họp mặt ở Nam Hàn, 2000 người đến từ 165 nước đã tán thành quyết định mới tên là Nghị quyết về Đường bay Ramsar. Hòa ước này cam kết bảo vệ môi trường sống nơi chim cư trú vào mùa đông hoặc hè và để giám sát số lượng chim. Chủ tịch tổ chức Chim Úc, cô Alison Russell-French cho biết: “Không có quốc gia nào có thể đơn thân hành động để bảo vệ các loài chim nước di trú.

Nếu chúng ta không hợp tác về phương diện quốc tế thì sẽ ngày càng đẩy các loài chim đến bờ tuyệt chủng.” Thưa các bên ký kết Nghị quyết về Đường bay Ramsar mang tính quốc tế, xin hoan nghênh suy nghĩ tiến bộ và hành động ân cần của quý vị. Mong các nước tiếp tục hợp tác để mang lại nhiều thay đổi xây dựng để cứu các loài động-thực vật tuyệt diệu của tinh cầu.

Nghiên cứu mới về tầng đất đóng băng vĩnh cửu tiết lộ vấn đề hâm nóng toàn cầu lớn hơn

Nghiên cứu mới về tầng đất đóng băng vĩnh cửu nêu lên nguy cơ hâm nóng toàn cầu vượt khả năng kiềm chế. Giáo sư Chien-Lu Ping và các đồng nghiệp ở Đại học Alaska, Hoa Kỳ, vừa đưa ra kết quả của nghiên cứu dài 10 năm, phân tích hơn 100 mẫu đất nằm sâu dưới 1 thước của lớp đất đóng băng ở Bắc Mỹ, hoặc tầng đất đóng băng vĩnh cửu. Họ phát hiện thấy chỉ riêng tầng đất đóng băng vĩnh cửu ở Alaskan và Gia Nã Đại thôi đã chứa 137 tỷ khí nhà kính, khoảng gấp 2 lần lượng khí ước đoán trước đó. Nếu nhiệt độ ở Bắc Cực tăng lên 2 – 3 độ thì có thể làm tan tầng đất đóng băng vĩnh cửu, phóng thích lượng khí tích trữ vào không khí và khiến nạn hâm nóng toàn cầu vượt khả năng kiềm chế.

Cám ơn Tiến sĩ Chien-Lu Ping và đồng sự đã nỗ lực xác định sự đe dọa của tầng đất đóng băng vĩnh cửu hiện đang tan chảy. Với hồng ân của Thiên Đàng, mong chúng ta mau chuyển sang lối sống bền vững ủng hộ mọi sự sống trên tinh cầu yêu quý.

Thanh Hải Vô Thượng Sư đã nói về ảnh hưởng của việc sông băng tan chảy trong hội nghị truyền hình với Trung tâm Seattle Washington, Hoa Kỳ, vào ngày 6 tháng 7, 2008:
Hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư tại Trung tâm Seattle, Washington, Hoa Kỳ –  6 tháng 7, 2008

Nếu không lạnh thì thậm chí tất cả các tầng đất, đó là các lớp bùn đông cứng, cũng sẽ tan chảy, và rồi khí từ tầng đất đóng băng vĩnh cửu cũng sẽ thoát ra. Đó là lý do có lẽ quý vị cảm thấy mệt mỏi hơn. Một vài nơi có thể có nhiều bệnh tâm thần hơn và đủ loại bệnh khác, và bệnh tật sẽ lan đến những nơi mà trước giờ chưa từng xảy ra. Như muỗi chẳng hạn, chúng di chuyển tới nhiều nơi khác nhau mà trước giờ chưa từng đến, vì khí hậu ấm hơn.

Mọi người phải tham gia vào việc ăn chay và chấm dứt sát sinh, chấm dứt gây hại cho người khác và thú vật, và tiết kiệm năng lượng bằng mọi cách có thể làm, và chuyển xanh bất cứ nơi nào làm được. Vậy thì chúng ta vẫn còn có thể cứu vãn địa cầu.

 

Ủy ban tặng 1,5 triệu Âu kim để ủng hộ các cộng đồng Palestine dễ bị tổn thương ảnh hưởng bởi tình trạng khí hậu nghiêm trọng vào năm 2008

Ủy ban Âu châu gia tăng viện trợ cho người Palestine. Với các đợt hạn hán liên quan đến hâm nóng toàn cầu gây thiếu nước và phá hủy hoàn toàn các vụ mùa tại nhiều khu vực ở Bờ Tây của Palestine, Ủy ban Âu châu tặng thêm 1,5 triệu Âu kim để giúp đỡ về nguồn nước cho 100.000 người Palestine dễ bị tổn thương.

Khoản trợ giúp này, bổ sung vào khoản tặng trị giá 64 triệu Âu kim hồi đầu năm ngay, sẽ được dùng để phát nước và cải thiện cách dự trữ nước qua việc xây cất bể chứa thâu thập nước. Thiên Đàng gia trì và chân thành cám ơn Ủy ban Âu châu cho sự trợ giúp rộng lượng và đầy ý nghĩa đối với các anh chị em khó khăn. Cầu cho người dân Palestine được thoải mái và tình trạng trên được xoa dịu nhờ biện pháp hiền hòa hơn của con người đối với mọi sự sống.

Hành động hợp pháp về rừng là chiến thắng của người Ấn Độ ở Paraguay

Paraguay bảo vệ rừng mưa cho người dân bản xứ. Bộ trưởng Môi sinh của Paraguay tuyên bố hủy bỏ giấy phép đã cấp cho một công ty có mục tiêu phá rừng để nuôi gia súc, theo sau hành động hợp pháp được thực hiện bởi các nhóm ủng hộ môi sinh để bảo tồn rừng, là nhà của người dân bản xứ Totobiegosode.

Người Totobiegosode là dân du mục mà hầu như không liên lạc với thế giới bên ngoài. Khoảng 6.000 hécta đất đai mà người dân này sinh sống đã bị mất riêng trong năm nay, khiến nhiều gia đình bị chia cách. Chúng tôi xin hoan nghênh quyết định công bằng của vị Bộ trưởng Môi sinh và quốc gia Paraguay. Cầu mong tất cả chúng ta cố gắng bảo tồn sự cân bằng của các kho tàng như vậy, bởi rừng mưa là nơi cư trú cho dân bản xứ và những chúng sinh tuyệt diệu khác trên hành tinh chúng ta.