email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Thế giới trên đúng hướng hâm nóng 6 độ, tường trình nói

Các biện pháp thống nhất là rất cần thiết để ngăn chận nạn hâm nóng toàn cầu. Nhóm cố vấn về chính sách năng lượng, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), đã đưa ra báo cáo “Viễn ảnh về Năng lượng Thế giới 2008,” cảnh báo rằng tốc độ thay đổi khí hậu liên tục hiện nay sẽ làm nhiệt độ tăng lên 6 độ C vào năm 2100, là nhiệt độ có từ Thời đại tiền Kỷ nghệ.

IEA đang đề nghị cắt giảm lớn về năng lượng than đá và chuyển đổi quy mô sang các nguồn năng lượng bền vững như mặt trời và gió. Cám ơn Cơ quan Năng lượng Quốc tế đã giúp chúng ta lưu tâm đến sự khích lệ quan trọng này. Nhờ cương vị quản gia từ bi của chúng ta đối với Địa Cầu, cầu mong Trái Đất sẽ tiếp tục phát triển với sự sống và nét đẹp.

Lưới đánh cá bị bỏ hoang làm tổn thương đến sự sống trong hải dương ở Úc.

Người dân, doanh nghiệp và những người gác biển quan tâm ở Vịnh Carpentaria của tiểu bang Queensland đang khuyến khích chính phủ khởi xướng các chương trình giáo dục nhằm ngưng thói quen thảy lưới đánh cá dưới nước. Tàu đánh cá ngoài khơi từ nhiều quốc gia được tin là chịu trách nhiệm cho một lượng lớn lưới đánh cá được tìm thấy ở khu vực biển trong vùng, làm tổn thương đến đời sống hải dương, kể cả loài rùa biển có nguy cơ tuyệt chủng.

Một nhóm ở Queensland đã khởi sự Chương trình Lưới Ma Carpentaria và tình nguyện dọn dẹp lưới đánh cá trong hơn 1 thập niên, với 1 tấm lưới mới phát hiện gần đây nặng hơn 6 tấn. Xin đa tạ người dân và thành viên của Chương trình Lưới Ma Carpentaria đã tận tâm cho sự an sinh của các loài đồng cư hải dương. Mong các phương pháp đánh cá sớm chấm dứt vì sự an bình và an toàn cho động vật hải dương và các tạo vật khác của Thượng Đế.

“Thành phố Mặt trời” là một thành công ở Nhật.

Một đợt lắp đặt kính mặt trời do chính phủ trợ cấp trên mái nhà ở thành phố Ota, cách Đông Kinh 80km về phía tây bắc, đã mang lại cho cộng đồng nguồn năng lượng đáng tin cậy và đều đặn. 550 tư gia ở vùng Pal lân cận đã được cung cấp điện miễn phí cho tất cả thiết bị gia dụng, cùng với khả năng bán bất kỳ số thặng dư nào cho công ty năng lượng ở địa phương.

Khoản tiền do chính phủ cấp trị giá 246 triệu Mỹ kim cho năm 2009 sẽ trợ cấp cho thêm khoảng 100.000 tư gia lắp đặt kính mặt trời. Chân thành khen ngợi Thành phố Ota và Nhật Bản cho tấm gương ngời sáng của một thành phố mặt trời! Chúng tôi trông đợi được thấy thêm nhiều cộng đồng xanh như vậy trên khắp thế giới.

Sông băng ở Hy Mã Lạp Sơn đang biến mất.

Các vùng băng đá rộng lớn, tiếp giáp với Ấn Độ và Tây Tạng, là nơi lớn nhất trên địa cầu trừ các đỉnh băng ở 2 cực. Theo kết quả nghiên cứu gần đây được chỉ đạo bởi các khoa học gia ở Đại học Jawaharlal Nehru, Tân Đề Hi, Ấn Độ, nạn hâm nóng toàn cầu khiến các sông băng nơi đây biến mất mau hơn so với bất cứ nơi nào trên thế giới.

Chỉ riêng sông băng Gangotri đã rút xuống khoảng 850 thước, và Bộ Khoa học và Kỹ thuật Ấn Độ lưu ý rằng sông này sẽ tiếp tục thu hẹp với tốc độ là 17 thước mỗi năm. Với 7 sông lớn ở Á châu đang được sông băng Hy Mã Lạp Sơn cấp nước, tình trạng lũ lụt nghiêm trọng cũng như sự thiết hụt nước trên khắp Nam Á châu sẽ là hậu quả từ sự tan chảy liên tục của sông băng.

Cám ơn các khoa học gia ở Đại học Jawaharlal Nehru và trên toàn thế giới đã quan tâm giám sát các kho tàng thiên nhiên này. Cầu nguyện cho mọi người sớm thực hiện các biện pháp giúp làm mát tinh cầu để khôi phục sự cân bằng của bầu sinh quyển của địa cầu.