email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Những người tỵ nạn khí hậu thay đổi đầu tiên của thế giới đến Bougainville

Người tỵ nạn do khí hậu thay đổi rời Đảo Carterets. Do mực nước biển tăng lên vì nạn hâm nóng toàn cầu, 1.500 người dân trên Đảo Carterets ở Papua, New Guinea, buộc phải rời bỏ quê hương. Với các vụ mùa và đồn điền đã bị nhận chìm và không có vùng đất nào cao hơn để đi, người dân phải rời đảo để cùng nhau chuyển đến Bougainville.

Người dân đảo ở Nam Thái Bình Dương này là trong số những người đầu tiên được gọi là người tỵ nạn môi sinh do khí hậu thay đổi Cầu nguyện cho tất cả người dân của Đảo Carterets được an toàn khi họ rời xa quê nhà yêu quý của mình. Với hồng ân Thiên Đàng, cầu mong những điều kiện như vậy được ổn định khi chúng ta cùng làm việc để chặn đứng ảnh hưởng của nạn hâm nóng toàn cầu.

Khí hậu thay đổi khiến loài thiên nga quý hiếm ở lại vùng Siberia 'ấm' thay vì trở về Anh quốc

Thiên nga di trú ở lại Siberia lâu hơn. Trung tâm Chim săn bắn và vùng Đầm lầy Slimbridge của Anh quốc đã chào đón hàng trăm con thiên nga của Bewick hàng năm vào cuối tháng 10, nơi chúng thường xuất hiện mỗi năm, tạo điều kiện cho các nhân viên nhận diện và đặt tên cho chúng. Tuy nhiên, năm nay, loài chim này đã không đến đúng ngày giờ, vì đã lưu lại lâu hơn ở ngôi nhà mùa hè của chúng tại Siberia.

Các chuyên gia cho biết sự chậm trễ chưa từng thấy này là do sự ấm lên có liên quan tới sự thay đổi khí hậu. Tiếc thay, có thể có nhiều điều phức tạp nghiêm trọng khi thiên nga quyết định bay chặng đường dài gần 1.000 dặm từ Nga, vì ký ức chung của chúng về điểm đến có thể đã mất. Cầu nguyện cho loài thú yêu kiều và cao quý này an toàn trở về ngôi nhà mùa đông của chúng. Mong sự xáo trộn đối với cuộc sống hài hòa trong thiên nhiên như vậy thức tỉnh nhân loại về sự cần thiết lập tức hành động để bảo vệ muôn loài trên Địa Cầu.

Lỗ hổng trên tầng khí quyển ở Nam Cực đã lớn hơn trong năm 2008.

Lỗ hổng trên tầng khí quyển ở Nam Cực đã lớn hơn trong năm 2008. Theo lời của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (NASA), năm nay đã đánh dấu khu vực mỏng dần lớn thứ nhì, hoặc lỗ hổng, trên tầng khí quyển của Nam Cực kể từ lúc nơi này được đo lần đầu vào thập niên 1980. Lúc đó, các loại hóa chất như hợp chất chlorofluorocarbon (CFC), được tìm thấy là chịu trách nhiệm cho sự hư hại của tầng khí ozôn, đã bị cấm ở nhiều nơi trên khắp thế giới.

Tầng khí ozôn rất cần thiết để bảo đảm các tia cực tím có hại không đi vào không khí. Cám ơn các khoa học gia ở Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia đã cẩn thận giám sát khía cạnh quan trọng này của tầng bình lưu. Nhờ sự quan tâm to lớn hơn của chúng ta với môi sinh, mong sự cân bằng của tầng khí quyển giúp bảo vệ được khôi phục.

 
Anh quốc và Abu Dhabi ký kết hiệp ước năng lượng sạch

Anh quốc hợp tác cho kỹ thuật “xanh.” Trong chuyến thăm Liên hiệp Tiểu Vương quốc Ả Rập, thủ tướng Anh Gordon Brown đã tuyên bố hợp tác với công ty năng lượng hàng đầu của nhà nước, Masdar, để phát triển các lãnh vực như năng lượng mặt trời và gió, cũng như các kỹ thuật hữu hiệu năng lượng. Quốc gia Qatar láng giềng cũng đồng ý đầu tư 234,4 triệu Mỹ kim cho quỹ kỹ thuật năng lượng ít thán khí của Anh. Hoan hô các Ngài, Anh quốc và 2 quốc gia hợp tác là Liên hiệp Tiểu Vương Quốc Ả Rập và Qatar. Chúc sự hợp tác của quý vị được vạn sự tốt lành nhất khi mang lại năng lượng sạch, bền vững cho quý quốc và thế giới.

Tốt cho bạn, tốt cho địa cầu

Tắt thiết bị ở trạng thái chờ giúp tiết kiệm năng lượng. Để giảm nhiều hơn nữa mức tiêu thụ năng lượng không cần thiết, công ty của Tân Ban Nha, “Tốt cho Bạn, Tốt cho Địa Cầu” đã phát triển một kỹ thuật tắt hoàn toàn các thiết bị sau khi ở trạng thái chờ trong một thời gian đã định. Các khoa học gia đo lường các thiết bị điện ở Âu châu như máy truyền hình và vi tính để ở trạng thái chờ thấy rằng mức tiêu thụ điện của chúng trong một năm tương đương với cả nước như Hy Lạp và Bồ Đào Nha.

Do đó, mức tiết kiệm điện có thể rất đáng kể. Quả là một cách thú vị để bảo tồn nguồn tài nguyên quý báu! Xin đa tạ công ty “Tốt cho Bạn, Tốt cho Địa Cầu,” và mong những thành tựu như của quý vị nhắc nhở chúng ta giảm thải thán khí trong mọi cách có thể vì lợi ích chung của mọi cư dân.