Phí tổn thật sự than đá của Trung Quốc: 250 tỷ Mỹ kim trong ô nhiễm không khí, thiệt hại môi trường, và vấn đề xã hội
Báo cáo về than đá cho thấy những phí tổn tiềm ẩn. Trong báo cáo “Sự thật về Phí tổn của Than đá” được ủy quyền bởi các nhà kinh tế Trung Quốc và nhiều nhóm môi sinh, kể cả tổ chức Hòa bình Xanh, mức sử dụng than đá hiện tại ở Trung Quốc được tính toán là làm nước này tiêu tốn 250 tỷ Mỹ kim mỗi năm do lãng phí nguồn tài nguyên và môi sinh bị xuống cấp.
Báo cáo này cũng chỉ ra phí tổn nặng nề đối với sự sống con người, với trung bình 13 thợ mỏ thiệt mạng trong các hầm mỏ mỗi ngày. Báo cáo trên khuyên chính phủ phản ảnh phí tổn này trong giá cả thị trường dựa trên mức tiêu hao năng lượng. Xin cám ơn “xanh” các nhà kinh tế Trung quốc tổ chức Greenpeace và các nhóm môi sinh khác đã đề nghị một phản ánh chính xác hơn về các phí tổn này. Mong chính phủ toàn cầu phát triển mau hơn các nguồn năng lượng bền vững cho lối sống nhẹ nhàng hơn trên địa cầu.
Dọn sạch nước ô nhiễm nặng ở một phần nhỏ phí tổn
Hệ thống mới giúp làm sạch nước nhiễm dầu ít tốn kém và hữu hiệu hơn. Một nhóm khoa học gia của Thụy Điển và Lithuania đã hợp tác phát triển dự án Eureka, là cách mới giúp điều chế nước nhiễm dầu rất độc hại từ các công nghiệp, mà nếu không thì sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người và mọi dạng sống trong nước.
Không như các phương pháp truyền thống tốn kém đòi hỏi phải qua 3 giai đoạn để làm sạch nước, phát minh Eureka mới này chỉ gồm một máy điều chế có dung tích lớn giúp lọc nước sạch hơn đáng kể và hoạt động rẻ hơn từ 10 – 20 lần so với hệ thống điều chế thông thường. Hoan hô toán Eureka của Thụy Điển và Lithuania cho thành tựu hợp tác “xanh” này! Chúng tôi trông đợi được thấy thêm nhiều ý tưởng bảo vệ tinh cầu giúp ích cho nhân loại và phục hồi hệ sinh thái của chúng ta.
'Quái vật nước' của thành phố Mễ Tây Cơ gần tuyệt chủng
Di sản kỳ nhông thời Aztec đang gặp nguy hiểm. Kỳ nhông axolotl (cá biết đi) mà một thời có vô số trong các kênh ngòi thuộc Hồ Xochimilco tại Thành phố Mễ Tây Cơ, hiện đang giảm dần số lượng do những yếu tố khác nhau gây nên bởi con người và thật sự đã được xếp trong Danh sách Đỏ của Thiên nhiên thuộc Liên hiệp Bảo tồn Quốc tế. Các khoa học gia tại Đại học Mễ Tây Cơ Tự trị hiện nay báo động rằng, kỳ nhông đặc thù này sẽ hoàn toàn bị diệt chủng trong vòng 5 năm, và cuộc thảo luận hiện thời bao gồm đề nghị mở những khu bảo tồn trong hồ kể trên, để giúp “cá biết đi” sinh sản trở lại. Chúng tôi xin bày tỏ lòng tri ân đến những nghiên cứu gia Mễ Tây Cơ, đã thông tin chúng ta về tình cảnh của “cá biết đi” cổ xưa và đáng tôn trọng này. Với ân điển của Thượng Đế, chúng ta hãy mau áp dụng những chọn lựa nhân từ hơn hầu chăm sóc cho địa cầu, để bảo đảm sự sinh tồn của các bạn kỳ nhông cùng mọi loài chúng sinh.