email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Loài người 'sẽ hối hận' nếu không hành động để giải quyết hâm nóng toàn cầu

Không hành động về khí hậu thay đổi có thể dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Tại hội nghị gần đây ở Cork, Ái Nhĩ Lan, Tiến sĩ Rajendra Pachauri, Trưởng Ban Liên Chính phủ của Liên Hiệp Quốc về Khí hậu Thay đổi, nói rằng nếu không nỗ lực đủ để giảm đáng kể về lượng thải khí nhà kính thì sẽ có những hậu quả không thể phục hồi.

Ông tuyên bố: “Tuyệt đối quan trọng là chúng ta, loài có bổn phận, phải hành động.” Tiến sĩ James Hansen, lãnh đạo Viện Goddard thuộc Cơ quan Quản trị Hàng không và Không gian Quốc gia Hoa Kỳ, cũng có mặt tại hội nghị, nhấn mạnh sự cần thiết phải loại bỏ hoàn toàn việc dùng than đá, như một yếu tố cần thiết khác để hồi phục tình trạng an toàn cho khí hậu.

Chúng tôi thành thật tri ân Tiến sĩ Pachauri và Hansen, cho hiểu biết chuyên môn và thấu đáo, cùng sự lãnh đạo khôn ngoan của quý vị, để nhắc nhở chúng ta về sự thật bi đát của hâm nóng toàn cầu Chúng tôi cầu cho có những hành động hữu hiệu như nhân loại chuyển sang lối sống trường chay, là cách nhanh nhất để đảo ngược chiều hướng hâm nóng này và bảo đảm tương lai cho con cái cùng các thế hệ tương lai chúng ta.

Diễn đàn quốc tế chú trọng về mất mát băng đá Bắc Cực.

Diễn đàn quốc tế chú trọng về mất mát băng đá Bắc Cực. Hội thảo hai-ngày, đồng bảo trợ bởi Chủ tịch Pháp của Liên Hiệp Âu Châu và Hoàng thân của Monaco, tụ họp những thành viên của 27 quốc gia trong Liên Hiệp Âu Châu, cùng với Na Uy, Băng Đảo, và Greenland, cũng như thành viên của Hội đồng Bắc Cực và các khoa học gia quốc tế khác.

Cuộc thảo luận chú trọng về các cách để điều hợp nghiên cứu được thực hiện trên Bắc Cực, nơi mà sự mất mát băng đá khổng lồ được cho là điềm báo trước về môi sinh mỏng manh do sự hâm nóng hoàn cầu. Điểm cao của hội thảo này là tuyên ngôn giữa tất cả tham dự viên cho cộng tác quốc tế lớn lao hơn, mà Bộ trưởng Môi sinh của Pháp, Jean-Louis Borloo, nói rằng sẽ được chuyển sang Hội đồng Liên Hiệp Âu Châu. Chúng tôi ca ngợi đồng thời tri ân Hoàng thân của Monaco, Liên Hiệp Âu Châu và tất cả tham dự viên, đã đến với nhau và cam kết hợp tác trong tương lai để giải quyết vấn đề cấp bách nhất hiện nay. Với ân điển của Thiên đàng và nỗ lực quan tâm như của quý vị, mong cân bằng sinh quyển được hồi phục.

Các nhà lãnh đạo tôn giáo nỗ lực cứu cá heo vùng nước ngọt

Thành phố ở Ấn Độ giúp cứu cá heo. Nỗ lực của cộng đồng ở Narora, Ấn Độ, nơi tọa lạc trên thượng lưu Sông Hằng, cộng tác với Quỹ Bảo vệ Thú hoang Quốc tế và những người khác để bảo vệ cá heo nước ngọt đang bị nguy cơ diệt chủng trong vùng này, được ca ngợi cho sự thành công của họ. Vào khoảng 15 năm trước, cá heo chỉ còn khoảng 20 con dọc theo 165 cây số sông giữa Narora và Bijnor.

Hiện nay, con số cá heo đã tăng lên gấp đôi. Sự hồi sinh này được cho là nhờ nhiều yếu tố, bao gồm các biện pháp làm sạch sông, cấm đánh cá và đào mỏ, cùng với việc nông gia dùng phân bón thân thiện môi sinh. Hoan hô cư dân ở Narora, Quỹ Bảo vệ Thú hoang Quốc tế và những ai liên hệ, cho nỗ lực của quý vị quyết tâm cứu các cá heo hiền lành trong dòng Sông Hằng. Mong sự sinh tồn của cá này và những bạn thú đồng cư thông minh khác được bảo đảm hơn bao giờ hết qua quan tâm từ bi của nhân loại. 

Sông băng Mễ Tây Cơ đang gặp nguy hiểm do hâm nóng toàn cầu 

Sông băng ở Mễ Tây Cơ đang gặp nguy hiểm. Tại cuộc họp về Thủy học Quốc tế của UNESCO gần đây ở Colombia, Tiến sĩ Hugo Delgado thuộc Viện Địa lý học của trường Đại học Tự trị Quốc gia Mễ Tây Cơ đã trình bày các khám phá về tình trạng của sông băng ở Mễ Tây Cơ.

Tương tự như nhiều nơi khác trên khắp thế giới, sông băng Iztaccihuatl và Orizaba ở nước này được phát hiện là đang tan rất nhanh, với sự lo lắng là chúng có thể biến mất hoàn toàn trong vòng từ 10 đến 35 năm. Chân thành cám ơn Tiến sĩ Delgado và các đồng nghiệp đã chia sẻ thông tin khẩn cấp này để chúng ta tiến mau trên con đường khôi phục sự cân bằng của tinh cầu.