email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Kenya: Hạn hán buộc trẻ em bỏ học.

Hạn hán ở Kenya gây ra tình trạng bỏ học. Theo lời các giới chức giáo dục trong nước, hạn hán kéo dài dẫn đến tình trạng thiếu thực phẩm và nước uống đang khiến cho trẻ em phải bỏ học ở nhà để giúp cha mẹ kiếm sống.

Hầu giúp xoa dịu tình hình này, Chương trình Thực phẩm Thế giới của Liên Hiệp Quốc đã công bố nhiều kế hoạch nhằm thực hiện chương trình bữa ăn trưa trong trường ở các tỉnh thành bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Hoan hô và đa tạ Chương trình Thực phẩm Thế giới của Liên Hiệp Quốc cho sự giúp đỡ kịp thời và thích hợp. Cầu cho mọi người Kenya nồng hậu luôn an sinh và nhờ hành động quan tâm hơn của chúng ta, một tương lai tươi sáng hơn sẽ hé mở cho tất cả. 

Nông dân nghèo ở Cộng hòa Dominican được tiếp cận nhiều hơn với thị trường dưới dự án Liên Hiệp Quốc

Dự án mới của Liên Hiệp Quốc sẽ giúp đỡ nông dân ở Cộng hòa Dominica. Với sự tham gia của 11 tỉnh thành trong nước, chương trình 31 triệu Mỹ kim được trợ cấp bởi Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế của Liên Hiệp Quốc (IFAD) sẽ xây dựng trên thành công của một dự án bền vững trước đây và nhằm mục đích giúp kết nối trực tiếp các nông dân với thị trường.

Cô Josefina Stubbs, giám đốc tổ chức IFAD ở vùng Mỹ La Tinh và Caribbean, đã miêu tả thêm về các mặt của công việc, cho biết: “Việc giảm nhẹ sự thay đổi khí hậu và quản lý môi sinh an toàn sẽ được lồng vào dự án này, nhằm đồng thời công nhận và xác nhận vai trò quan trọng của phụ nữ trong quá trình phát triển kinh tế.” Chân thành cám ơn giám đốc Stubbs và Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế của Liên Hiệp Quốc đã tử tế ủng hộ các biện pháp trồng trọt bền vững ở Cộng hòa Dominica. Xin gửi lời chúc lành nhất đến mọi người dân Dominica cho thành công mãn túc và phồn thịnh, với hồng ân Thiên Đàng. 

8,6 triệu Mỹ kim tài trợ mới cho rừng nhiệt đới

Đề xướng mậu dịch bền vững giúp đỡ rừng nhiệt đới. Được thành lập đầu tiên bởi Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Gỗ Nhiệt đới Quốc tế (ITTO) là tập hợp của hơn 50 quốc gia xuất – nhập cảng gỗ nhiệt đới. Trong phiên họp lần thứ 44 gần đây của ITTO tại Yokohama, Nhật, tổ chức đã tuyên bố trợ cấp cho chương trình trị giá 3,5 triệu Mỹ kim để giảm nạn phá rừng và thoái hóa đất ở các nước nhiệt đới, và cấp 5,1 triệu Mỹ kim cho các dự án bảo tồn nguồn tài nguyên rừng nhiệt đới qua việc sử dụng và buôn bán bền vững. Chân thành cám ơn Tổ chức Gỗ Nhiệt đới Quốc tế đã nỗ lực bảo vệ các khu rừng nhiệt đới. Mong tinh cầu chúng ta tiếp tục được ban nhiều cây xanh quan trọng giúp bổ sung bầu không khí và mang lại màu sắc cho Địa Cầu.

Nê-pan nhận tài trợ để thực hiện kế hoạch khí hậu thay đổi 

Nê-pan giúp thực hiện kế hoạch hành động vì sự thay đổi khí hậu. Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), Bộ Phát triển Quốc tế của Anh (DFID) và Cơ quan Phát triển Quốc tế của Đan Mạch (DANIDA) đã cùng tặng hơn 1,3 triệu Mỹ kim để giúp Bộ Môi sinh, Khoa học và Kỹ thuật của Nê-pan lên kế hoạch, Cấu trúc này, với hy vọng được thực hiện trong vòng 18 tháng, sẽ tuân theo các tiêu chuẩn của Hiệp định Khung về Thay đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc (UNFCCC).

Cám ơn Liên Hiệp Quốc, Anh quốc và Đan Mạch đã ân cần giúp đỡ nỗ lực của Nê-pan hầu ngăn chận nạn hâm nóng toàn cầu. Mong nỗ lực sinh thái đoàn kết sáng suốt của mọi chính phủ giúp bảo vệ và bảo đảm sự lành mạnh và xinh đẹp của tinh cầu.

Lũ lụt dưới băng đá Nam Cực tăng tốc độ di chuyển của sông băng vào đại dương: nghiên cứu

Khám phá nguyên nhân mới về mực nước biển dâng cao. Các khoa học gia từ Viện Khí hậu Thay đổi tại Đại học Maine, Hoa Kỳ, khám phá rằng nước lụt ngầm xảy ra dưới lớp băng đá tại Nam Cực và Greenland đang gia tăng tốc độ di chuyển của các sông băng vào đại dương.

Chứng cớ này tăng thêm ảnh hưởng của các yếu tố đã được biết về mực nước biển dâng cao, gây nên bởi hâm nóng toàn cầu. Ảnh hưởng mới này nêu lên sự khẩn cấp của các sự cố có thể xảy ra như tảng băng phủ Greeland tan rã, bởi riêng điều này sẽ tăng mực biển toàn cầu lên đến đầy 7 thước. Xin đa tạ các khoa học gia ở Viện Khí hậu Thay đổi và những người góp phần vào báo động đáng lo ngại này, về tình trạng mỏng manh của địa cầu chúng ta. Cầu mong chúng ta lập tức áp dụng các biện pháp xanh, bảo vệ một cách hữu hiệu tất cả chúng sinh trong căn nhà hành tinh chung này.