Thán khí đã đến mức nguy hiểm.
Thán khí trong không khí đã đến mức nguy hiểm. Theo kết quả nghiên cứu của 10 khoa học gia ở Hoa Kỳ, Anh quốc, và Pháp, mức thán khí trong không khí ở trên mức 350 phần triệu (ppm) có thể gây ra thiên tai. Đây là mức thấp hơn rất nhiều so với ngưỡng 450 ppm được cho biết trước đây. Hiện tại, lượng thán khí trên Trái Đất đang ở mức 350 ppm và sẽ tăng khoảng 2 ppm mỗi năm.
Tác giả báo cáo, Tiến sĩ Mark Pagani ở Đại học Yale, Connecticut, Hoa Kỳ, cho biết: “Chưa ai hiểu rõ các vỉa băng đá và mực nước biển sẽ phản ứng nhanh thế nào nhưng biết được mức quy mô của tai họa... tốt nhất đừng để chúng ta phải trực tiếp học bài học này.” Thưa Tiến sĩ Pagani và các đồng nghiệp quốc tế, nghiên cứu khai sáng của quý vị rất được cảm kích. Mong chúng ta hành động ngay bây giờ để tạo nhiều thay đổi như mau áp dụng lối dinh dưỡng chay để cứu ngôi nhà Địa Cầu đặc biệt của chúng ta.
Trong buổi phỏng vấn qua điện thoại với xướng ngôn viên Louise Kings của đài phát thanh East Coast FM Radio vào ngày 31 tháng 8, 2008, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã phát biểu về giải pháp nhanh nhất để giảm thiểu khí nhà kính như sau:
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Dựa theo các khoa học gia, những gì họ đã tiên đoán hoặc miêu tả về tình trạng nghiêm trọng của chúng ta là chính xác đến 99%. Chắc chắn, thậm chí còn hơn 99% nữa. Cho nên, họ muốn chúng ta thay đổi cách chúng ta sống đời mình.
Để bảo vệ hệ sinh thái mỏng manh, bằng cách giảm thán khí thải, và cách nhanh nhất những cá nhân có thể làm, không mất nhiều nghi thức và khó khăn, là ăn chay. Chọn lối ăn thuần chay, như bằng chứng chỉ rõ, rằng để sản xuất chỉ riêng thịt sẽ gây 18% ô nhiễm khí nhà kính. Hiện giờ đã thật nguy kịch, như chúng ta đã chứng kiến tai họa đang gia tăng trên khắp thế giới, do khí hậu thay đổi.
Chúng ta còn chút thời gian để thay đổi hướng đi của định mệnh, đó là nhờ vào số người ăn chay, những thành viên cũ và mới, đã giảm nghiệp quả nhiều nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất. Chúng ta phải thay đổi nhanh để tránh thêm nhiều hư hại cho địa cầu, cũng như mất thêm mạng sống và tài nguyên.
Mực nước biển dâng cao làm ngập vùng duyên hải Gujarat của Ấn Độ.
Mực nước biển dâng cao làm ngập vùng duyên hải Gujarat của Ấn Độ. Các ngôi là ở phía nam của tiểu bang Gujarat đang bị đe dọa bởi bờ biển bị xói mòn do mực nước biển dâng cao có liên quan đến nạn hâm nóng toàn cầu. Một nghiên cứu do chính phủ bảo trợ bởi Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ chỉ đạo cho thấy mực nước biển đã dâng cao ở đảo này đến 80 thước trong thập niên qua. Cách đây 20 năm, toàn bộ một ngôi làng và nhiều gia đình khác gần đây đã phải rời bỏ tư gia để di chuyển lên nơi cao hơn do đại dương dâng cao.
Một bức tường chắn biển cũng bị nước bao phủ, và một con đường mới đang bị sóng phá hủy dần dần. Cám ơn chính phủ Ấn Độ và Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ cho các quan sát chi tiết này về ảnh hưởng hiểm họa của nạn hâm nóng toàn cầu. Mong nhân loại mau đoàn kết để khôi phục sự cân bằng của bầu sinh quyển.
1/4 loài cá mập và cá đuối của Đại Tây Dương trực diện sự tuyệt chủng
Các nhà bảo tồn cảnh báo về sự khai thác hải dương quá mức. Liên hiệp Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) báo cáo rằng 26% các loài cá mập và cá đuối ở phía đông bắc của Đại Tây Dương đang trực diện với sự tuyệt chủng do việc đánh bắt cá quy mô lớn và bất bền vững thường xuyên, cộng với khả năng không thể phục hồi của các loài này do tốc độ phát triển chậm. Trong số các loài bị ảnh hưởng là cá nhám góc nhỏ và cá mập Basking, là loài cá lớn thứ nhì trên thế giới. Tổ chức bảo tồn này đang khuyến khích Liên hiệp Âu châu lập tức cấm đánh bắt cá để cứu loài cá mập và cá nhám. Cám ơn Liên hiệp Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế cho các báo vô giá này. Mong tất cả chúng ta hành động ngay bây giờ để bảo vệ hơn nữa các loài đồng cư sống ở hải dương.
Liên Hiệp Quốc dùng cứu trợ thực phẩm như đòn bẩy để nâng cao các nông gia Phi châu
Tiểu nông gia và người nhận được lợi ích từ sự an toàn thực phẩm ở địa phương. Một dự án gần đây của Chương trình Thực phẩm Thế giới của Liên Hiệp Quốc (WFP), khởi xướng Mua để Phát triển, cung cấp thực phẩm cho những người khốn khó từ các nguồn ở địa phương thay vì mang từ hải ngoại. Để làm vậy, các nông dân có thể cùng tham gia hợp tác, thu hoạch các vụ mùa ở mức chỉ định và được trả tiền dựa trên hợp đồng mua thực phẩm dài hạn với từng dự án của WFP. Các kế hoạch đầy sáng kiến sẽ giúp ích cho nông dân ở 21 quốc gia, nhiều nước trong số đó là ở Phi châu. Cám ơn Chương trình Thực phẩm Thế giới của Liên Hiệp Quốc cho dự án đổi mới này. Ơn trên gia trì tấm gương chăm sóc tỉ mỉ ngời sáng của quý vị khi giúp khích lệ một thế giới từ bi hơn.
Úc Đại Lợi hành động để cứu núi non khỏi khí hậu thay đổi
Úc Đại Lợi hành động để cứu cảnh núi non độc đáo. Các ngọn núi lừng danh của Úc Đại Lợi ở phía đông nam nước này đã được lựa chọn làm khu vực lớn nhất trước nay được ghi vào danh sách di sản quốc gia. Với 1,5 triệu héc-ta, bao gồm 11 công viên và khu bảo tồn của quốc gia, khu vực hiện đang được bảo vệ này là quê hương của nhiều loài thực – động vật độc đáo.
Tuy vậy, sự thay đổi khí hậu tiếp tục là mối hiểm họa lớn nhất đối với phong cảnh này, khi chỉ cần nhiệt độ tăng lên 1 độ thôi cũng sẽ phá hủy môi trường sống đặc biệt của vùng này và làm nhiều loài như thú có túi lùn sống ở núi bị tuyệt chủng. Hoan hô Úc Đại Lợi đã bảo tồn khu vực quan trọng cho sự quân bình và nét đẹp thiên nhiên. Cầu cho nhân loại tiếp tục cùng hành động để bảo vệ các vùng núi ở Úc và nhiều phong cảnh khác không thể thay thế trên khắp thế giới vì sự sống còn của các cư dân Địa Cầu.