email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Thế giới không có ếch nhái: Những đe dọa kết hợp có thể đánh chết loài lưỡng cư

Nguyên nhân sụt giảm của các loài lưỡng cư. Với lời lưu ý của Liên hiệp Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) là gần 1/3 trong khoảng 6.000 loài lưỡng cư được biết, như ếch, cóc, và kỳ nhông, hiện đang bị đe dọa tuyệt chủng, các khoa học gia đang xem xét nguyên do. Một nghiên cứu của trường Đại học Stanford từ California, Hoa Kỳ kết luận rằng nạn hâm nóng toàn cầu là một nguyên nhân, với nhiều hồ hiện đang khô cạn không còn cung cấp nơi ở cho loài kỳ nhông nữa.

Các nghiên cứu khác đã cho thấy thuốc trừ cỏ atrazine được sử dụng rộng rãi hiện hiện trong 57% các dòng suối trong nước, nơi người ta phát hiện chất này làm suy giảm hệ miễn nhiễm ở loài ếch khiến chúng chết non. Cám ơn những quan sát này của Liên hiệp Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế và nhiều khoa học gia khác. Với hồng ân của Thiên Đàng, mong chúng ta bảo vệ tốt hơn mọi loài đồng cư trên Địa Cầu đã được trao cho chúng ta chăm sóc.

Đề xướng mới của Liên Hiệp Quốc giúp các chính phủ giải quyết vấn đề khí hậu thay đổi 

Liên Hiệp Quốc trợ cấp cho sự thay đổi khí hậu. Trong Cuộc họp Tôn giáo Thế giới về Thay đổi Khí hậu gần đây, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) đã công bố một dự án mới nhằm giúp đỡ các nước đang phát triển đối phó với các thử thách của nạn hâm nóng toàn cầu. Các chính quyền trong vùng và ở địa phương sẽ được trợ cấp để giải quyết các điều kiện khí hậu cùng giúp giảm nghèo và cải thiện sinh kế. Hoan hô và Thiên Đàng gia trì Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc cho khởi xướng giúp đỡ những người bị ảnh hưởng nặng nhất bởi nạn hâm nóng toàn cầu. Mong tất cả chúng ta hành động với sự quan tâm tương tự để đổi mới trạng thái phát triển của Địa Cầu cho mọi cư dân.


Khoa học gia khảo sát loài chim nước của quốc gia đang giảm

Các nghiên cứu gia của Úc khảo sát số lượng chim từ trên không. Giáo sư Richard Kingsford và các đồng nghiệp ở trường Đại học New South Wales đã thực hiện cuộc khảo sát trên không lớn nhất trước nay về số lượng chim nước trên thế giới, để đếm số lượng chim ở từng vùng đầm lầy và sông lớn trên khắp nước Úc. Các khám phá ban đầu cho thấy số lượng chim nước đã sụt giảm đến 80% ở bang Victoria trong vòng 25 năm. Các khoa học gia tin rằng nguyên nhân chính dẫn đến sự biến mất của chim là sự xáo trộn và việc sử dụng không bền vững các nguồn nước tự nhiên. Xin khen ngợi giáo sư Kingsford và toán nghiên cứu đã tận tâm quan tâm đến thiên nhiên và các bạn thú đồng cư. Cầu chúc dự án của quý vị thành công mỹ mãn, với nhiều lợi ích đối với môi sinh.

Thị trưởng chỉ thị chính quyền thành phố chuyển xanh

Thành phố phía nam Hoa Kỳ có bước tiến dài trong việc bảo vệ môi sinh. Thị trưởng John Peyton ở Jacksonville, Florida, Hoa Kỳ, mới ký kết một thủ tục hành chính để lập chính sách bền vững trên toàn thành phố, mở rộng các quy chế “xanh” của thành phố trong nhiều năm trước như giảm mức tiêu thụ giấy và đem năng lượng mặt trời vào Hội trường Thành phố. Nhiều biện pháp mới cũng bao gồm các tiêu chuẩn thân thiện với Địa Cầu, phương pháp tái chế và việc sử dụng máy tính xách tay của các thành viên Hội đồng, cùng các cách tiếp cận trực tuyến khác để giảm sử dụng giấy hơn nữa. Xin thán phục thị trưởng Peyton cho quyết tâm thực hiện lối sống bền vững! Thiên Đàng gia trì hầu thành phố đáng yêu của ông áp dụng thành công các biện pháp giúp ích cho mọi sự sống trên địa cầu.

Giáo sư MIT tấn công kỹ su với bằng chứng khí hậu thay đổi

Bằng chứng quá rõ ràng về sự thay đổi khí hậu. Các kỹ sư diễn thuyết trong hội nghị chuyên đề gần đây ở Toronto, Gia Nã Đại, Tiến sĩ Ron G. Prinn, Giáo sư khoa Khoa học Không khí thuộc Học viện Kỹ thuật Massachusetts (MIT), đã phát biểu về sự cấp bách của nạn hâm nóng toàn cầu. Ông nói rằng nếu tầng đất đóng băng vĩnh cửu của lãnh nguyên phía bắc tan chảy hết, thì lượng khí mê-tan hàng năm hiện nay sẽ thoát ra vào không khí nhiều hơn gấp 8 lần, và nếu nhiệt độ tăng lên 4 độ C trên toàn cầu thì có nghĩa là mực nước biển sẽ dâng lên 5 thước. Cám ơn Tiến sĩ Prinn đã chia sẻ thông tin về tình trạng khốc liệt của tinh cầu. Mong việc làm cao quý của quý vị khích lệ tha nhân hành động tức khắc để khôi phục sự cân bằng của bầu sinh quyển.