email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Sự tăng thán khí 'ảnh hưởng mực ống lớn'

Thay đổi trong đại dương ảnh hưởng đến mực ống lớn. Sự hâm nóng toàn cầu do nhân loại gây ra được biết là khiến nước đại dương trở nên a-xít hơn do hấp thụ quá nhiều thán khí thải. Một toán nghiên cứu quốc tế dự đoán rằng tình trạng này sẽ dẫn tới sự giảm sút tương ứng của số lượng mực ống lớn vì cơ thể của các loài vật hải dương này đặc biệt dễ bị tổn hại bởi sự thay đổi nhiệt độ, tình trạng a-xít hóa và thiếu dưỡng khí. Xin cảm tạ các nhà nghiên cứu quốc tế đã thông báo chúng ta về chiều hướng báo động này. Mong chúng ta chú ý đến lời kêu gọi để trở thành các công dân quan tâm hỗ trợ sự cân bằng mỏng manh của đời sống trên toàn cầu.


Thanh Hải Vô Thượng Sư đã nói với các hội viên chúng ta trong một Hội thảo Quốc tế vào tháng 8 năm 2008 những điều sau đây về tầm quan trọng của một hệ sinh thái cân bằng cho các sinh vật đại dương:

Thanh Hải Vô Thượng Sư:
Vô số cá voi và cá heo, chúng trôi vào bờ và chết. Có nhiều vùng chết trong đại dương như vậy. Khí độc làm chúng ngộp thở, cho nên chúng phải bơi ra khỏi nước, nơi toàn là khí độc đã được thoát ra. Chúng không chịu nổi, không thở nổi. Vì vậy chúng phải ra khỏi nơi đó. Với chúng, sự sống là ở trong nước, nhưng nếu nước đầy chất độc, dĩ nhiên chúng ra ngoài. Nhưng khi đi ra ngoài, chúng cũng chết, bởi vì chúng không có nước. Ở trong biển, chúng bị chết, ra khỏi biển, chúng vẫn chết.

Chúng không có chọn lựa. Đây là sự tệ hại nhất của mọi sự tàn nhẫn, rằng loài người không chăm sóc môi trường, và để mọi chúng sinh cứ chết như vậy. Chỉ cần ăn chay, điều đó có thể khó ra sao? Ngay cả cá heo phải bơi ra khỏi biển, bởi vì chúng nghĩ như vậy thì có thể sinh tồn, thậm chí liều mạng sống. Vậy sao chúng ta không thể đổi sang trường chay?


Nigeria: Xói mòn đất - Nông dân Kano trải qua sự đào tạo trồng cây

Các quốc gia Phi Châu sốt sắng thực hiện việc tái trồng rừng. Các chính quyền của Nigeria và Uganda đang nâng cao ý thức về tầm quan trọng sinh thái của cây cối đối với cư dân địa phương của họ. Ở tiểu bang Kano của Nigeria, Bộ Môi Trường và Đề Án Trồng Cây mới vừa tổ chức 2 ngày thực tập để huấn luyện nông dân cách trồng cây giảm bớt tình trạng sa mạc hóa, với gần 2.000 nông dân ghi danh ủng hộ việc trồng cây.

Ở Uganda, Jessica Eriyo, Bộ Trưởng Môi Trường của Tiểu Bang mới vừa tuyên bố việc thành lập 4 ngày trồng cây trên toàn quốc trong suốt năm. Hoan hô “xanh” Nigeria và Uganda, cho các khởi xướng này để cổ động việc trồng cây. Mong cho quốc gia quý vị phát triển dưới sự che chở của các rừng cây xanh tươi.

Trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ năm 1992, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn thiên nhiên với hội viên chúng tôi.

Trích đoạn từ bài khai thị của Thanh Hải Vô Thượng Sư: “Học Cách Thương”  24-25 tháng 6, 1992 - New Jersey, Hoa Kỳ

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Cây cối là để làm đẹp và bảo vệ. Chúng ta phải cố vui hưởng thiên nhiên và bảo tồn môi trường thiên nhiên. Chúng lúc nào cũng tốt cho chúng ta. Cây cối và nước, rừng, cũng chữa lành bệnh. Quý vị không thấy khá hơn khi đi bộ một chút vào trong rừng sao? Mắt thấy đỡ hơn phải không? Phải. Phổi thấy nhẹ nhàng, và cảm thấy làn da mịn màng và thần thái cũng hòa hoãn hơn. Tất cả là nhờ thiên nhiên, cây cối và không khí chúng thở để cho chúng ta dưỡng khí. Cho nên, thiên nhiên rất cần được bảo trì càng nhiều càng tốt. Tôi thích bảo trì cây cối, không phải chỉ cho tôi mà cho mọi người, cho thế giới. Chúng ta đi đâu cũng phải cố gắng bảo vệ thiên nhiên.


Phoenix khởi xướng hệ thống xe lửa nhẹ

Hệ thống xe lửa nhẹ đầu tiên ở tiểu bang Arizona, Hoa Kỳ. Trên 150.000 người tham gia chuyến đi xe lửa miễn phí trong ngày Đầu Năm của hệ thống xe lửa nhẹ tại thành phố Phoenix. Giai đoạn khởi đầu của dự án để tìm cách giảm nạn kẹt xe và cải thiện phẩm chất không khí, nối liền các thành phố Tempe và Mesa, với dự tính sẽ phát triển thêm. Chúc mừng Phoenix cho phương cách giao thông xanh hơn này. Cầu mong cư dân cũng như du khách hưởng lợi ích qua nhiều giờ du hành sạch thú vị.

Thành phố dẫn đầu trong việc tái chế kim loại hiếm

Chất thải điện tử được tái chế trên khắp thế giới. Ở Hoa Kỳ, tiểu bang Oregon phát khởi chương trình Tái chế Điện tử miễn phí vào ngày 1, tháng 1, 2009 để cư dân trong mỗi quận có thể tái chế miễn phí TV và máy vi tính phế thải, với các địa điểm thâu gom có sẵn trong mỗi thành phố có dân số 10.000 hay nhiều hơn. Ở một nơi khác trên thế giới, thành phố Nhật Odate trên đảo Honshu, đã thâu góp kim loại quý từ 17 tấn đồ điện tử phế thải tái chế của địa phương, gồm chất Tan-ta-li, vàng, bạc và chất Pa-la-đi. Xin chúc mừng Oregon và thành phố Odate ở Nhật, cho các hoạt động đáng khen để bảo tồn môi trường và để tái sử dụng khôn ngoan các vật liệu quý giá. Xin Thượng Đế gia ân cho Địa Cầu qua sự quan tâm bảo tồn tài nguyên như thế.