email to friend  Gửi bản này cho bạn bè    In

Bắc Cực ở Siberia ấm lên đang thải ra khí mê-tan.

Bắc Cực ở Siberia ấm lên đang thải ra khí mê-tan. Một toán nghiên cứu gia Nga, với sự chỉ đạo của Tiến sĩ Igor Semiletov từ Viện Hải dương học Thái Bình Dương ở Vladivostok, Nga, đã du hành 13.000 dặm dọc bờ biển Siberia để kiểm tra mức khí mê-tan. Họ phát hiện thấy hơn nửa diện tích của vỉa băng Bắc Cực Siberia rộng 750.000 dặm vuông đang thải khí mê-tan vào trong không khí vì Biển Đông Siberia ấm lên khiến tầng đất đóng băng vĩnh cửu tan chảy và do đó thải ra khí này.

Các khoa học gia lo lắng rằng sự gia tăng của lượng khí nhà kính hết sức mãnh liệt này trong không khí sẽ tạo tác động phản hồi và tăng thêm mức nghiêm trọng của tình trạng hâm nóng toàn cầu. Xin cám ơn sâu xa nhất đến Tiến sĩ Semiletov và toán nghiên cứu của ông đã tận tâm làm việc hầu giúp chúng ta ý thức hơn về các dấu hiệu ấm lên này. Đây thật sự là lúc mà mọi người dân quan tâm trên Địa Cầu mau chuyển sang một tương lai tốt đẹp hơn qua các bước đơn giản như theo lối ăn chay có lợi nhất.


Trong hội nghị truyền hình với các hội viên của chúng tôi ở Luân Đôn, Anh quốc, hồi tháng 6, 2008, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngưng hâm nóng toàn cầu và tránh những ảnh hưởng mà sự tan chảy của tầng đất đóng băng vĩnh cửu sẽ gây ra. Hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư và Trung tâm Luân Đô, Anh quốc - 13 tháng 6,  2008

SM: Biển cả, sông ngòi cũng hút thán khí và tồn trữ ở đó. Khi thời tiết lạnh, khí này bị nén lại đó và nằm đó, vô hại. Nhưng bây giờ khi thời tiết đang trở nên ấm hơn và những hơi độc này sẽ thoát ra… nó đã bắt đầu thoát vào không khí, như quý vị đã biết từ báo cáo khoa học. Hiện nay, lớp đất băng đang tan mỗi ngày. Và khí mê-tan, hay ngay cả những hơi độc khác đang thoát ra vào bầu không khí.

Khí mê-tan và nitrous oxide được tạo bởi việc chăn nuôi, nuôi gia súc, nuôi thú vật. Cho nên chúng độc hại hơn, nguy hiểm hơn thán khí rất nhiều. Nếu ngăn được nguyên nhân tệ nhất của hâm nóng toàn cầu, nghĩa là chăn nuôi gia súc, thì chúng ta sẽ có thể cứu vãn địa cầu. Chúng ta phải ngừng sự sát sinh người hay thú vật. Chúng ta phải ngừng sản xuất các sản phẩm có động vật. Chúng ta phải ngưng dùng những thứ này. Tốt nhất là ngưng ăn thịt, ngưng sát sinh thú vật, ngưng chăn nuôi thú vật. Rồi khí mê-tan và khí nitrous oxide sẽ ngưng. Như vậy chúng ta đã cắt giảm một hàm lượng lớn ô nhiễm ra khỏi không khí, và cắt đứt tiến trình hâm nóng toàn cầu. Tôi đã nói rồi, 80% sẽ được cắt giảm hầu như tức khắc, và chúng ta có thể thấy kết quả trong vài tuần.

Dự án toàn cầu giúp bảo về rừng vùng miền trung

Rừng ở Âu Lạc (Việt Nam) được bảo vệ. Nhờ dự án của Quỹ Thú hoang Thế giới (WWF) trị giá 2 triệu Mỹ kim, một vành đai xanh đã được dựng lên hầu bảo vệ khu rừng nguyên sinh rộng 134.000 héc-ta ở tỉnh Thừa Thiên-Huế của Âu Lạc, cùng lúc giúp cải thiện cuộc sống của người dân sinh sống ở vành đai này. Rừng cây là nhà của nhiều loại động-thực vật, bao gồm 60 loài động vật quý hiếm và gần 900 loài thực vật.

Dự án Vành đai Xanh của WWF đã thu hút sự tham gia của một số người dân hầu chăm sóc và tái trồng rừng, với nhiều chương trình đào tạo và giáo dục để giúp cho tha nhân qua các hoạt động phát triển bền vững. Chân thành cám ơn Quỹ Thú hoang Thế giới đã bảo vệ sự đa dạng sinh học quý báu ở Âu Lạc và sinh kế của người dân cùng một lúc. Ơn trên gia trì thế giới này trong sự quân bình hòa hợp giữa mọi sự sống.
 

Nạn phá rừng tại bờ biển Đại Tây Dương của Ba Tây tăng 793 mẫu Anh

Nạn phá rừng ở bờ biển Đại Tây Dương tăng lên. Theo lời của Viện Nghiên cứu Vũ trụ và Tổ chức Lâm nghiệp Đại Tây Dương SOS ở nước này, trong vòng 3 năm qua, Ba Tây đã mất đi 793 héc-ta rừng cây ở Đại Tây Dương, một vùng rộng tương đương 990 sân túc cầu. Những con số mới nhất này có nghĩa là rừng cây ở Đại Tây Dương, được dùng để che phủ hầu hết bờ biển Đại Tây Dương của Ba Tây, hiện đang bị tàn phá tới 93%.

Cám ơn Viện Nghiên cứu Vũ trụ và Tổ chức Lâm nghiệp Đại Tây Dương SOS cho những khám phá quan trọng này. Mong ý thức được thức tỉnh giúp chúng ta chuyển sang cương vị quản gia tốt hơn đối với môi sinh và khôi phục sự cân bằng giữa con người và thiên nhiên.

Để đáp ứng với ban diễn thuyết trong hội tuyến truyền hình Hội Thảo Cấp Cứu (SOS) Quốc Tế về Hâm Nóng Hoàn Cầu tại Hán Thành, Đại Hàn, vào tháng 5 năm 2008, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã giải thích việc sản xuất thịt phải chấm dứt ra sao để bảo tồn rừng. Hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư về SOS! Hội Thảo Quốc Tế về Hâm Nóng Toàn Cầu  - Hán Thành, Đại Hàn - 22 tháng 5, 2008

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Vấn đề gốc rễ của chúng ta là mình không nhân từ đối với đồng cư: những chúng sinh đang sống, có cảm giác, đi lại, hành động, yêu thương, như thú vật, đủ mọi dạng cỡ. Và chúng ta cũng không tử tế đối với môi sinh của mình. Chúng ta đã tàn sát những thú vật đồng cư, và đã phá hủy môi trường của mình, như phá rừng, phá hủy nước và phá hủy không khí.

Do đó, để giải quyết vấn đề chúng ta đang đối diện hiện nay, chúng ta phải đổi ngược hành động của mình. Chúng ta phải nhân từ với các đồng cư của mình. Thay vì giết hại chúng, tàn sát chúng, giết chúng để cúng tế, chúng ta phải chăm sóc thú vật. Và thay vì phá rừng, chúng ta phải trồng cây trở lại. Hãy chăm sóc bất cứ môi trường nào chúng ta có. Và thay vì làm ô nhiễm tinh cầu, không khí, chúng ta phải chuyển sang năng lượng thân thiện và năng lượng bền vững. Chỉ đổi ngược hành động.
 


Tê giác con quý hiếm được phát hiện tại rừng Nam Dương

Khám phá tê giác con quý hiếm tại Nam Dương. Hôm thứ ba, 4 tê giác con giống Java được trông thấy trong rừng trên đảo Java ở Nam Dương. Dựa theo Tổ chức Bảo vệ Hoang thú Quốc tế (WWF), loại thú ăn thực vật này có nguy cơ diệt vong rất lớn, chỉ khoảng 50 tê giác Java còn sống sót trên thế giới ngày nay. Những tê giác con này đem lại hy vọng hồi phục số lượng tê giác trong rừng. Agus Primabudi, trưởng công viên quốc gia tại Tây Java, là nhà của rất nhiều tê giác Java còn sống sót, nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống của tê giác, để con số có thể gia tăng. Xin đa tạ ông Primabudi, Tổ chức Bảo vệ Hoang thú Quốc tế và những người ở Nam Dương cho nỗ lực bảo tồn tê giác Java quý hiếm. Cầu mong nỗ lực cao cả của quý vị có thể giúp những tê giác này hưng thịnh một lần nữa với sự gia trì và quan tâm của thiên đàng.