email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Sự sinh tồn của san hô dựa vào quy định chăn nuôi: WWF

Thiệt hại của rặng san hô ở Úc có liên quan đến việc nuôi nông súc. Một báo cáo do Quỹ Thú hoang Thế giới đưa ra cho thấy ô nhiễm từ nông nghiệp chịu trách nhiệm hơn 90% sự mất mát của Rặng san hô Hàng rào Lớn. Hơn nữa, 56% trong tổng số là từ việc chăn nuôi gia súc trong lúc 40% bắt nguồn từ thuốc trừ sâu và phân bón sử dụng cho các vụ mùa. Tiểu bang Queensland, Úc, đã cấp hơn 31 triệu Mỹ kim để mau chóng thực hiện các quy định mới nhằm giảm chất ô nhiễm và thiệt hại gây ra cho Rặng San Hô Lớn.

Xin đa tạ Quỹ Thú hoang Thế giới và hoan hô chính quyền Queensland đã tận tâm cứu các rặng san hô quý báu và đồng thời cải thiện các phương pháp trồng trọt. Mong tất cả chúng ta nhận ra lợi ích rộng khắp đối với môi sinh của các biện pháp như áp dụng dinh dưỡng chay và hữu cơ. Vào ngày 30 tháng 11, East Coast FM, một trong các đài phát thanh nổi tiếng nhất ở Ái Nhĩ Lan, đã thỉnh mời Thanh Hải Vô Thượng Sư làm vị khách để chia sẻ với thính giả suy nghĩ của Ngài về mối liên hệ giữa việc ăn chay đối với sức khỏe của cá nhân và môi trường.

Sau đây là câu trả lời của Thanh Hải Vô Thượng Sư về vai trò quan trọng của rặng san hô trong việc giúp duy trì sự cân bằng sinh thái.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Rặng san hô ở đó là có lý do. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến rặng san hô như việc phát triển vùng duyên hải, tình trạng ô nhiễm nước, nhiệt độ nước biển thay đổi do nạn hâm nóng toàn cầu. Cho nên, hâm nóng toàn cầu là mối đe dọa lớn nhất vì nó tẩy trắng san hô khi nhiệt độ tăng lên quá cao.

Rặng san hô cũng giống như rừng cây trên cạn vậy. Chúng bảo vệ vùng duyên hải của hơn 100 quốc gia chống lại sóng cồn do bão và giông tố. Và chúng cũng bảo vệ hơn 25% trong toàn bộ các loài hải dương. Chúng là kho dược phẩm được sử dụng trong nhiều loại thuốc như kháng sinh, điều trị hen suyễn, thậm chí là bệnh tim mạch, v.v… Cho nên quý vị thấy san hô quan trọng thế nào. Còn nhiều điều nữa mà chúng ta chưa khám phá hết về lợi ích của rặng san hô đối với sự sống hải dương.

 
Ba Tây công bố kế hoạch cắt giảm phá rừng 70% trong 10 năm

Ba Tây quyết tâm bảo vệ rừng Amazon. Bộ trưởng Môi sinh Ba Tây, Carlos Minc, vừa công bố các kế hoạch nhằm giảm tốc độ phá rừng Amazon xuống 70% trong thập niên tới. Nguyên nhân chính của sự mất mát cây xanh mau chóng là nạn phát hoang rừng trái phép để trồng cỏ và sản xuất đậu nành để nuôi nông súc. Ảnh hưởng thực của khởi xướng ở Ba Tây sẽ giúp giảm 4,8 tỷ tấn thán khí mà lẽ ra sẽ thải vào không khí do nạn phá rừng. Hoan hô bộ trưởng Minc và Ba Tây đã dành ưu tiên cho việc bảo vệ rừng mưa quan trọng. Cầu cho sự tận tâm của quý vị đối với mục đích cao quý được sự hợp tác bởi nhiều người khác để cây xanh có thể phát triển lại.

Trong phần trả lời các thành viên ban hội thảo trong hội nghị truyền hình SOS! Hội nghị Quốc tế về Hâm nóng Toàn cầu ở Hán Thành, Đại Hàn, hồi tháng 5, 2008, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã nói rõ nguyên nhân dẫn đến khí hậu thay đổi và điều phải làm để bảo đảm sự sống còn của nhân loại.

Thanh Hải Vô Thượng Sư:
Vấn đề gốc rễ của chúng ta là mình không nhân từ đối với đồng cư: những chúng sinh đang sống, có cảm giác, đi lại, hành động, yêu thương, như thú vật, đủ mọi dạng cỡ. Và chúng ta cũng không tử tế đối với môi sinh của mình.

Chúng ta đã tàn sát những thú vật đồng cư, và đã phá hủy môi trường của mình, như phá rừng, phá hủy nước và phá hủy không khí. Do đó, để giải quyết vấn đề chúng ta đang đối diện hiện nay, chúng ta phải đổi ngược hành động của mình. Chúng ta phải nhân từ với các đồng cư của mình. Thay vì giết hại chúng, tàn sát chúng, giết chúng để cúng tế, chúng ta phải chăm sóc thú vật. Và thay vì phá rừng, chúng ta phải trồng cây trở lại.

Hãy chăm sóc bất cứ môi trường nào chúng ta có. Và thay vì làm ô nhiễm tinh cầu, không khí, chúng ta phải chuyển sang năng lượng thân thiện và năng lượng bền vững. Chỉ đổi ngược hành động.

Khí nhà kính nên được cắt 80% vào năm 2050, Ủy ban Khí hậu

Âu châu dành ưu tiên cho nạn hâm nóng toàn cầu. Trong một nỗ lực tránh cho nhiệt độ trung bình trên toàn cầu tăng lên 2 độ C, Ủy ban Lâm thời của Nghị viện Âu châu về Khí hậu Thay đổi đang yêu cầu rằng các quan tâm về sự thay đổi khí hậu được đưa vào mọi chính sách và lãnh vực. Họ khuyên cắt giảm 80% lượng khí nhà kính vào năm 2050, với việc kết hợp các mục tiêu lâm thời và các chương trình tưởng lệ nhằm khuyến khích việc tham gia.

Quỹ Khí hậu Âu châu cũng được gợi ý. Ủy ban cho biết: “Khí hậu thay đổi mau hơn và có mức tàn phá nghiêm trọng hơn những dự đoán trước đây.” Xin khen ngợi Nghị viện Âu châu cho lời khuyên sáng suốt giúp ngăn ngừa hậu quả thảm khốc của nạn hâm nóng toàn cầu. Ơn trên gia trì các vị lãnh tụ của mọi quốc gia hành động ngay bây giờ để cứu Địa Cầu đặc biệt.

Zimbabwe kỷ niệm Ngày Trồng cây Quốc gia thứ 29

Zimbabwe kỷ niệm ngày trồng cây. Vào Ngày Trồng Cây Toàn quốc lần thứ 29, bộ trưởng Bộ Môi sinh và Du lịch, Francis Nhema, báo cáo có tổng cộng 140 triệu cây xanh đã được trồng trên toàn quốc kể từ khi chương trình được khởi sự năm 1980. Chủ đề năm nay là “Không phá rừng; trồng cây cho cuộc sống tốt đẹp hơn;” trong đó, mọi người được nhắc nhở về tầm quan trọng của việc bảo vệ và trồng cây giúp mang lại lợi ích to lớn trên nhiều cấp độ đối với quốc gia và quốc tế, nhất là trong việc giảm bớt ảnh hưởng thay đổi khí hậu. Quả là một khuynh hướng tuyệt vời, thưa Zimbabwe! Mong nỗ lực thiện thí của người Zimbabwe hầu tăng số cây xanh quý báu trong nước mang lại sự thoải mái và an toàn cho nhiều người.