email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Ngành thủy sản sụp đổ khắp thế giới

Việc đánh bắt cá đe dọa đến sự sống còn trong đại dương. Một báo cáo của tổ chức nghiên cứu và giáo dục có trụ sở ở Hoa Kỳ, Viện Chính sách Thế giới, cho biết các biện pháp đánh bắt cá mở rộng đã gây nguy hiểm cho sự sống hải dương. Nghiên cứu năm 2003 cho thấy 90% số lượng cá lớn trong hải dương đã biến mất trong 50 năm qua, và Viện Chính sách Thế giới hiện đang kêu họi thay vì chi tiền trợ cấp cho ngành công nghiệp đánh bắt cá thì sử dụng số tiền trên để thành lập khu bảo tồn hải dương rộng lớn.

Chân thành cám ơn Viện Chính sách Thế giới đã ân cần tận tâm bảo vệ đại dương của chúng ta. Mong nhân loại lưu ý đến lời kêu gọi làm người bảo vệ tốt hơn cho đại dương và mọi sự sống.

Trong hội nghị truyền hình với hội viên chúng tôi ở Đức, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã giải thích cách muôn loài góp phần duy trì sự quân bình tinh tế của bầu sinh quyển.

Hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư tại Trung tâm Hamburg, Đức – 18 tháng 7, 2008

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Việc ăn cá cũng làm suy yếu rất nhiều hệ sinh thái của địa cầu. Người ta chứng minh rằng đánh cá mòi quá mức đã tạo ra nhiều vùng chết. Bởi vì cá hiện hữu ở đó là có lý do. Chúng hiện hữu có lẽ để oxy hóa biển, hoặc tạo sự sống cho những loài khác hoặc làm sạch môi trường. Bất cứ chủng loài nào Thượng Đế để lại trên địa cầu đều có việc để làm. Giống như loài người, chúng ta có việc để làm. Thú vật có việc để làm. Chỉ là nhiều người nghĩ chúng vô dụng, cho nên bắt cá lên và ăn. Nhưng chúng vô cùng hữu dụng cho hệ sinh thái của chúng ta, cho sự lành mạnh của địa cầu, và sau đó là cho sức khỏe của con người và muôn loài trên đó.


21 loài vật mới bị nguy cơ tuyệt chủng: Hội nghị Liên Hiệp Quốc

Khám phá thêm nhiều loài bị hiểm họa diệt vong. Tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Bảo tồn Các Loài Thú hoang Di trú, 21 loài mới được biết là bị đe dọa tuyệt chủng. Danh sách này bao gồm báo đốm, ba loại cá heo, kên kên Ai Cập, và hai loại cá mập Mako (lưng xám) .

Hội nghị này cũng cam đoan giảm thiểu tiếng động gây ô nhiễm trong đại dương từ các tàu, làm cản trở việc liên lạc bằng âm thanh của các loài hải vật. Chúng tôi cầu cho những trái tim từ bi của nhân loại sẽ giúp cứu vớt những thú vật quý giá đang bị nguy cơ diệt vong này. Cầu mong chúng ta sống quan tâm và ân cần hầu bảo vệ sự đa dạng rộng lớn làm sinh động hành tinh chung này.


Tảng băng lục địa tan chảy nhanh là lý do chủ yếu cho mực nước biển dâng cao giữa năm 2003 và 2008

Các tảng băng tan chảy làm mực nước biển dâng cao. Các nghiên cứu gia Pháp đã kết luận từ việc phân tích dữ liệu rằng tốc độ tan chảy gia tăng của các tảng băng lục địa là nguyên nhân chính làm mực nước biển dâng cao từ năm 2003 đến 2008. Toán nghiên cứu, ở Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Địa vật lý Vũ trụ và Hải dương học thuộc Đại học Toulouse của Pháp, đã phát hiện các tảng băng tan chảy đã chịu trách nhiệm cho 80% mực nước biển tăng lên trung bình.

Xin đa tạ các khoa học gia Pháp đã giúp mở rộng kiến thức về tình trạng nguy cấp trên toàn cầu. Chúng ta hãy mau thực hành lối sống thân thiện sinh thái hầu giúp ổn định và bảo vệ Mẹ Địa Cầu.

Liên hiệu Âu châu tăng cường việc tiết kiệm năng lượng, dùng năng lượng tái tạo trong gia cư lợi tức thấp

Âu châu sẽ giúp các tư gia sống xanh. Một đề nghị của Ủy ban Âu châu đã gợi ý các chương trình đồng tài trợ cho việc lắp cửa sổ, tường cách nhiệt, và kính mặt trời để tăng hiệu suất năng lượng và tính bền vững cho các tư gia thu nhập thấp. Với 40% lượng khí nhà kính ở Liên hiệp Âu châu được cho là phát sinh từ việc xây cất, dự án này được xem là đề nghị vừa giải quyết sự thay đổi khí hậu mà vừa giúp cải thiện cuộc sống của người dân. Cám ơn Ủy ban Âu châu cho những khởi xướng “xanh” này. Với hồng ân Thiên Đàng, mong các biện pháp như vậy giúp tạo điều kiện để nhiều thế hệ sắp tới vui hưởng một thế giới xinh đẹp.