email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Tài nguyên nước giảm trong 'nông nghiệp' ở Úc: tường trình

Lưu lượng nước giảm bớt cho nông nghiệp ở Úc. Một bản tường trình mới từ Cơ Quan Nghiên Cứu Khối Cộng Đồng của Khoa Học và Kỹ Nghệ (CSIRO) cho biết là lưu vực Sông Murray-Darling, trải khắp hơn 1 phần 7 của lục địa Úc, đã suy yếu đáng kể vì sự kết hợp của công trình đê đập, sự dẫn nước đến cho nông nghiệp, chăn nuôi và đã kéo dài các cơn hạn hán.

Nước chảy đến cửa Sông Murray được ghi nhận đã giảm bớt 61% kể từ khi được đo lường lần đầu tiên 200 năm qua, với lưu lượng cùng ngưng lại 40% trong toàn thời gian. Trong nỗ lực bù đắp các thiệt hại này, chính quyền đã bắt đầu thực hiện một chương trình quản lý nước nhiều tỷ Mỹ kim để gia tăng sự bền vững của lưu vực dòng sông. Chúng tôi xin cảm tạ Tổ Chức Nghiên Cứu Khối Cộng Đồng Khoa Học và Kỹ Nghệ đã xem xét lại tình trạng thiếu hụt nước dùng trong quốc gia. Xin tán dương sự cố gắng làm giảm bớt các ảnh hưởng này và cầu mong thêm nhiều người biết được lợi ích thật sự của lối dinh dưỡng thực vật để hồi phục nhanh chóng sự cân bằng của địa cầu.

Trong cuộc phỏng vấn với James Bean của Đài Phát Thanh Tỉnh Thức Tâm Linh ở Hoa Kỳ vào tháng 7, năm 2008, Vô Thượng Sư Thanh Hải đã nhấn mạnh sự quan trọng của lối dinh dưỡng không có chất động vật khi nó liên quan đến việc bảo quản nước dùng và các lợi ích cứu mạng.

Phỏng vấn Thanh Hải Vô Thượng Sư với James Bean của Đài Phát thanh Spiritual Awakening 29 tháng 7, 2008 - Hoa Kỳ

JB: Xin Ngài chia sẻ với chúng tôi sự quan trọng của lối dinh dưỡng chay? Như tôi được hiểu, Ngài dạy triết lý trường chay và đó là điều tốt để theo, về sự cần thiết của trường chay. N

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Như quý vị biết, ngay bây giờ, khía cạnh quan trọng nhất về trường chay là chúng ta có thể cứu mạng sống, không những mạng sống của thú vật là sẽ không bị giết để lấy thịt, mà còn cứu địa cầu chúng ta. Vì theo tất cả chứng minh và nghiên cứu khoa học của Liên Hiệp Quốc, việc ăn thịt là nguyên nhân chính của nạn hâm nóng hoàn cầu, sự ô nhiễm không khí, việc thiếu hụt nước, đất bỏ hoang, nạn phá rừng, các vùng chết ở đại dương, nạn đói trên thế giới, và quý vị cũng biết, hậu quả là chiến tranh nữa.

Bây giờ, nói về nước: Một khẩu phần ăn thịt bò cần 1200 galông nước; một khẩu phần ăn thịt gà, 330 galông; và một bữa ăn thuần chay hoàn toàn, bao gồm đậu hủ, gạo, rau cải, v.v. chỉ cần 98 galông nước. Mọi người hiện bàn rất nhiều về nạn thiếu thực phẩm và nước, nguyên nhân chính, lần nữa, là chăn nuôi súc vật. Đó là chưa kể sự ô nhiễm của đa số sông ngòi trên thế giới và các sử dụng liên hệ. Chúng ta không thể phí phạm mãi như vậy. Chúng ta phải ngưng tiêu thụ thịt. Chúng ta phải ngưng thịt hầu để thậm chí sinh tồn. Ăn chay sẽ ngưng 80% hâm nóng hoàn cầu.


Những hồ nước đặc biệt ở Đảo Fraser đang bị nguy hiểm

Những hồ ở Đảo Fraser bị nguy hiểm. Tọa lạc ngoài khơi bờ biển miền đông của đại lục Úc Đại Lợi, địa điểm Di sản Quốc tế này của UNESCO cũng là một đảo cát lớn nhất thế giới, với nhiều hồ nước ngọt hiếm có. Tuy nhiên, những hồ nước này hiện bị nguy hiểm ô nhiễm bởi nước tháo từ các đường lộ lân cận. John Sinclair, phát ngôn viên cho Tổ chức Bảo vệ Đảo Fraser nói rằng hành động khẩn cấp cần được thực hiện, như là đóng cửa đường lộ hầu đóng góp vào vấn đề, để tránh thiệt hại không thể sửa lại cho các hồ đó. Thưa ông Sinclair và Tổ chức Bảo vệ Đảo Fraser, chúng tôi hoan nghênh nỗ lực quan tâm của quý vị để cứu những hồ đẹp đẽ của Đảo Fraser. Mong điều này nhắc chúng ta nên bảo vệ và bảo tồn các kho tàng đặc thù như vầy.

Tài tạo toàn diện, xe đạp làm bằng giấy cứng

Xe đạp được sáng tạo từ giấy cứng tái tạo. Sinh viên thiết kế kỹ nghệ Phil Bridge tại Đại học Sheffield Hallam thuộc Vương quốc Anh thiết kế một xe đạp trị giá 21 Mỹ kim. Không chỉ là xe đạp thường, mà chiếc này được làm bằng giấy cứng cỡ kỹ nghệ với hầu hết những vật dụng tái tạo được và đã tái tạo. Được thiết kế để có thể chở trọng lượng lên đến 76 kí-lô, xe đạp này có những phần tử chịu mòn mỏi bình thường như là mưa trong khoảng 6 tháng. Xin chào xanh Phil Bridge, cho sự sáng tạo của anh và xe đạp thân thiện sinh thái. Chúng tôi trông mong đến một ngày mà thế giới chạy bằng các thiết kế xanh như của anh.

Không có lò sưởi nhưng nhiều sức nóng trong 'Nhà Thụ Động'

Nhà ‘thụ động’ đang tăng gia. Tân kỹ thuật kiến trúc được xuất hiện giữa các nhà xây cất lưu tâm đến sống xanh, khi họ loại trừ nhu cầu cho một hệ thống sưởi ấm thường lệ. Ý kiến cho các nhà thụ động phát xuất từ Đức quốc và trình bày một thiết kế xây cao ốc kín không khí, cùng với một hệ thống trao đổi nhiệt lượng và thoáng khí, mà giữ nhiệt độ không thay đổi thật thoải mái quanh năm. Chỉ dùng 5% nhu cầu năng lượng so với máy sưởi thường lệ, kỹ thuật này đạt được ca ngợi từ Âu châu, và Quốc hội Âu Châu đề nghị rằng các cao ốc mới xây phải phù hợp với tiêu chuẩn nhà thụ động vào năm 2011. Thật là một cách kỳ diệu để sống cuộc đời xanh hơn và đơn giản hơn. Chúc lời tốt nhất cho kỹ thuật này và các kỹ thuật hữu hiệu sinh thái khác được lan rộng và thịnh hành trên toàn cầu.