email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Ảnh hưởng của sự tan chảy ở Bắc Cực là rất xa

Tại hội nghị Quốc tế về việc Bắc Cực Thay đổi ở Thành phố Quebec, Gia Nã Đại, hơn 1.000 khoa học gia và đại biểu người thổ dân đến từ 16 quốc gia đã gặp mặt hầu thảo luận về tương lai như băng đá giảm sút ở Bắc Cực. Nhiếp ảnh gia hải dương, Tiến sĩ David Carlson, giám đốc phòng chương trình Địa Cực Quốc tế, cho biết sự mất mát hoàn toàn băng Bắc Cực sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến thời tiết và khí hậu với tầng đất đóng băng vĩnh cửu tan chảy ở vùng này đã thấy đang gây thiệt hại cho các công trình kiến trúc và đòi hỏi nhiều thay đổi thích ứng trong cuộc sống của người thổ dân.

Cám ơn các tham dự viên của hội nghị Quốc tế về việc Bắc Cực Thay đổi đã chia sẻ thông tin quan trọng này về hậu quả của địa cầu đang ấm lên. Xin ơn trên gia trì để thế giới lựa chọn các biện pháp hữu hiệu như ăn chay hầu cho phép Trái Đất tiếp tục nâng đỡ mọi sự sống.

Vào ngày 17 tháng 8, 2008, Thanh Hải Vô Thượng Sư nói chuyện với Hội viên chúng tôi ở Úc Đại Lợi về băng đá tan rã và ảnh hưởng hiểm nguy của nó. Hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư và Trung tâm Sydney, Úc Đại Lợi – 17 tháng 8, 2008

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Nếu băng tan, vùng ven biển ít nhất sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Nhưng không phải chỉ nước dâng lên là điều chúng ta lo, mà còn khí độc, khí hydrogen sulphide, khí mê-tan và đủ loại hơi độc trong đại dương. Đồng thời nó sẽ tan thêm băng đá nếu khí mê-tan thoát ra từ hàn băng, v.v. Và từ đại dương, cũng từ từ tất cả việc nuôi trâu bò. Chúng cứ cộng thêm với nhau, và nó sẽ tồn tại trong bầu khí quyển một thời gian lâu. Một khi địa cầu bị hủy diệt, nó sẽ giống như Hỏa Tinh.

Nó sẽ như Hỏa Tinh, không thể sống được. Và sẽ mất hàng triệu năm, đôi khi hàng trăm triệu năm cho đến khi bất cứ hành tinh nào phục hồi, nếu phục hồi được gì. Nếu có mục đích nào để phục hồi không. Do đó chúng ta phải thay đổi. Thay đổi càng nhanh càng tốt, rồi chúng ta có thể ngưng khí hậu thay đổi. Chúng ta có thể phục hồi địa cầu rất nhanh, không bao lâu.

Nhưng nếu chúng ta không thay đổi thì địa cầu cũng sẽ bị hủy diệt nhanh chóng và không bao lâu. Hãy hy vọng chúng ta sẽ thay đổi diễn tiến của tai họa. Tôi cảm thấy khẳng định rằng người ta sẽ thay đổi. Không chỉ ở Úc chúng ta sẽ tránh được tai họa, mà mọi nơi trên thế giới. Tôi cảm thấy họ sẽ thay đổi; đa số nhân loại sẽ thay đổi. Và tôi chỉ cần 2/3 dân số của địa cầu thay đổi, thì chúng ta có thể cứu thế giới và tu sửa địa cầu.
 

Máy phát điện mặt trời 140 Megawatt được lắp đặt tại Kuraima

Ai Cập trên đường sản xuất nhiệt và quang năng. Bộ trưởng Điện lực và Năng lượng, Hassan Yunis, tuyên bố hôm thứ bảy rằng nhà máy đầu tiên trị giá 220 triệu Mỹ kim sản xuất 140 Megawatts nhiệt và quang năng sẽ được xây cất tại Kuraimat, Ai Cập. Với khai mạc được dự kiến vào tháng 10 năm 2010, nhà máy điện này được đồng-tài trợ bởi tiền tặng 50 triệu Mỹ kim từ Cơ sở Môi sinh Quốc tế ở Hoa Kỳ, cũng như ngân khoản gồm 170 triệu Mỹ kim vay từ Nhật Bản với lãi xuất thấp. Xin ca ngợi Ngài Bộ trưởng và Ai Cập cho khởi xướng tuyệt vời này, để giảm mức thán khí thải của quý quốc. Cầu mong các dự án về năng lượng sạch, bền vững như trên được hưng thịnh khắp hoàn cầu.

Nước ấm dần gây thêm nhiều vấn đề cho cá.

Tiến sĩ Francesc Piferrer ở Viện Khoa học Hải dương của Tây Ban Nha là tác giả trưởng của báo cáo về việc nhiệt độ của nước quyết định thế nào đến giới tính của cá biển. Nghiên cứu của ông phát hiện thấy nhiệt độ tăng lên 4 độ C, như tiên đoán của Ủy ban Báo cáo về Khí hậu Thay đổi Quốc tế của Liên Hiệp Quốc, đã làm tăng tỷ lệ cá đực ở nhiều loài từ 65 đến 98%, do đó có khả năng dẫn đến sự tuyệt chủng. Cám ơn Tiến sĩ Piferrer và Viện Khoa học Hải dương cho thông tin quan trọng về tính dễ bị ảnh hưởng của các loài hải dương. Mong hiểu biết này thúc đẩy chúng ta hành động với lòng tôn trọng và quan tâm đến hệ sinh thái mong manh.