email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Khí hậu thay đổi hiện là thúc đẩy chính của thiên tai

Thiên tai có liên quan đến nạn hâm nóng toàn cầu. Với số thiên tai tăng gấp đôi trong vòng 20 năm qua, từ 200 đến khoảng 400 trận mỗi năm, hơn 75% đợt được biết là có liên quan đến khí hậu.

Chỉ tính riêng năm nay đã có hơn 230.000 người thiệt mạng và 47 triệu người bị ảnh hưởng bởi  hai đợt thiên tai tàn phá – trận động đất ở Tứ Xuyên, Trung Quốc, và Bão lốc Nargis ở Miến Điện. Tại cuộc họp do Liên Hiệp Quốc chủ trì ở Mã Lai Á với các bộ trưởng đến từ 40 quốc gia ở Châu Á Thái Bình Dương, nhiều khởi xướng đã được bàn luận nhằm giải quyết ảnh hưởng của những sự cố khắc nghiệt đang gia tăng, với lời khuyên bao gồm thêm nhiều biện pháp nghiêm ngặt nhằm giải quyết nạn hâm nóng toàn cầu và cải thiện việc đối phó với thiên tai.

Cám ơn Liên Hiệp Quốc và các quốc gia ở Châu Á Thái Bình Dương đã quyết tâm trực diện và giảm nhẹ các ảnh hưởng thảm khốc có liên quan đến sự thay đổi khí hậu. Cầu nguyện cho mọi chính phủ hợp tác hành động hữu hiệu như lối sống không làm hại động vật hầu mau chóng giảm ảnh hưởng và khôi phục sự cân bằng của tinh cầu.

Trong hội nghị về khí hậu được tổ chức ở Đại Hàn hồi tháng 5, 2008, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã trả lời nhiều câu hỏi từ phía truyền thông, các quan chức và công chúng về hâm nóng toàn cầu.

Sau đây là câu hỏi của anh Kim Jung-Gi, phóng viên thông tin của một trong các đài truyền hình lớn nhất Đại Hàn: Bàn Tương lai và Viễn ảnh của đài Truyền hình SBS. Hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư, SOS! Hội thảo quốc tế về hâm nóng toàn cầu - 22 tháng 5, 2008 - Hán Thành, Đại Hàn

Ông Kim: Nếu nhìn vào những năm gần đây, có nhiều đại họa trong thiên nhiên. Thí dụ, có một thiên tai ở Trung Quốc, bão lốc ở Miến Điện, và đợt nóng lớn ở Tây Ban Nha. Câu hỏi của tôi là, theo ý kiến cá nhân của Ngài, có phải những điều này là do hâm nóng hoàn cầu gây ra? Cám ơn Ngài.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Theo nghiên cứu và tường trình của khoa học gia và Liên Hiệp Quốc, 9 trong 10 tai họa là do hâm nóng hoàn cầu. Và điều này khiến tôi rất đau lòng. Và tôi mãi cố gắng bảo mọi người giảm tối thiểu. Từ quan điểm cá nhân, chỉ cần tránh xa những sản phẩm động vật, trồng cây, dùng năng lượng bền vững. Thật ra chỉ có ba bước. Những bước rất nhỏ. Tôi hy vọng mọi người vẫn lắng nghe, và vẫn sẽ thực hiện.


Hạn chế tốc độ mới để bảo vệ cá voi quý hiếm

Thực hiện hạn chế tốc độ để bảo vệ cá voi quý hiếm. Để giúp thuyền bè tránh va phải cá voi Right ở Bắc Đại Tây Dương với số lượng đã sụt giảm chỉ còn 400 con trên thế giới, một luật liên bang Hoa Kỳ mới được thông qua yêu cầu tàu thuyền dài 65 bộ Anh hoặc hơn giảm tốc độ còn tối đa 10 hải lý khi đi lại trong vòng 20 hải lý ở các cảng chính. Lập tức có hiệu lực ở phía nam và trung Đại Tây Dương, sự giới hạn tốc độ này sẽ được mở rộng về phía bắc vào tháng 1, 2009, khi cá voi bắt đầu di trú sang New England. Xin cám ơn Hoa Kỳ đã nỗ lực bảo vệ loài cá voi Right yêu quý ở Bắc Đại Tây Dương. Với hồng ân Thiên Đàng và cương vị quản gia tử tế hơn của chúng ta đối với tinh cầu, mong số lượng của loài vật hiền hòa này phát triển lại.


Úc Đại Lợi đoàn kết chống thay đổi khí hậu.

Hàng vạn người Úc trên toàn quốc đã tham gia đi bộ ủng hộ năng lượng bền vững và khí hậu an toàn trong tương lai cho trẻ em. Cuộc “Đi bộ Chống nạn Ấm lên” đã được tổ chức bởi Hội đồng Bảo tồn Úc, hợp tác với Viện Khí hậu của quốc gia, nhóm môi sinh quốc tế Hòa bình Xanh và nhiều đoàn thể khác.

Glenn – Đồng tổ chức cuộc “Đi Bộ Chống Hâm Nóng”: Mọi người hết sức lo lắng không chỉ cho môi trường thiên nhiên mà còn về lối sống và tương lai của con cái họ. Tất cả chúng tôi đều muốn hành động ngay bây giờ, và đây là ý nghĩa của cuộc đi bộ hôm nay.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Tại Sydney và Melbourne, mỗi thành phố này đã thu hút 15.000 người, trong khi nhiều đám đông lớn cũng tham gia ở Brisbane, Canberra và nhiều thành phố lớn khác, cũng như các nhóm nhỏ hơn trên mọi nẻo đường từ Townsville đến Wagga Wagga.

Hội viên của Hội Quốc Tế Thanh Hải Vô Thượng Sư ở Tasmania, Brisbane, Sydney, Melbourne và Hobart cũng tham gia đi bộ để thể hiện sự ủng hộ của họ.

Công dây đảo Kiribati sống tại Úc: Chúng tôi đến đây để ủng hộ nỗ lực này vì Kiribati đang chìm dưới nước và tôi nghĩ sẽ rất quan trọng để thế giới biết việc này.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Trong nhiều đoàn thể và cá nhân khác nhau, có một số tham gia chống lại ảnh hưởng của kỹ nghệ thịt đối với sự thay đổi khí hậu.

Jesse – Đại biểu, Thú vật Úc Đại Lợi, người ăn chay: Ở Úc cũng như trên toàn cầu, kỹ nghệ thịt thật sự đã thải ra nhiều khí nhà kính hơn so với toàn bộ phi cơ, tàu lửa, xe hơi, và mọi loại xe khác trên thế giới cộng lại, một số lượng rất lớn. Cho nên, là một quyết định quan trọng khi mọi người có thể bớt tiêu thụ thịt và giúp môi sinh trong tiến trình này.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Thêm vào tiếng nói giúp nâng cao nhận thức là nghị sĩ Úc Ronan Lee, gần đây đã nhận Giải Anh hùng Sáng ngời Thế giới từ Thanh Hải Vô Thượng Sư cho nỗ lực dũng cảm báo động cho chính phủ về mối liên hệ giữa thịt và hâm nóng toàn cầu.

Ronan Lee – Thành viên Quốc Hội, Queensland, Úc Đại Lợi: Điều tôi nói với mọi người là: “Này bạn, rất đơn giản để sống cuộc đời hạnh phúc và khỏe mạnh hơn khi ăn bớt thịt lại, và điều này cũng rất tốt cho môi sinh nữa.”

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Xin thán phục mọi người dân Úc quan tâm đã tham gia cuộc Đi bộ Chống nạn Ấm lên! Xin cùng quý vị kêu gọi các chính phủ và xã hội mau thực hiện nhiều biện pháp bảo đảm sự lành mạnh của tinh cầu và muôn loài.