email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Khí hậu thay đổi đe dọa an toàn thực phẩm tại các đảo quốc Thái Bình Dương

Khí hậu thay đổi khiến tương lai các quốc đảo vùng Thái Bình Dương bấp bênh. Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc báo cáo rằng sự an toàn thực phẩm là một trong các thử thách lớn nhất mà các quốc đảo trực diện do các ảnh hưởng của nạn hâm nóng toàn cầu như mực nước biển dâng cao, độ mặn trong đất gia tăng, đại dương ấm dần, bão lốc nhiệt đới, lũ lụt và hạn hán xảy ra thường xuyên hơn.

Do đó, tổ chức khuyến khích các quốc đảo này tập trung giúp hệ thống nông nghiệp của họ thích nghi với các thay đổi lớn lao này hầu bảo đảm có đủ nguồn thực phẩm cho người dân của họ. Cám ơn Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc đã quan tâm đến cảnh ngộ của các quốc đảo ở Thái Bình Dương. Mong tất cả chúng ta khắc phục sự thay đổi khí hậu bằng cách lập tức áp dụng các biện pháp hữu hiệu như lối dinh dưỡng toàn thực vật giúp làm mát tinh cầu.


Vào ngày 31 tháng 7, 2008, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã nhấn mạnh phương cách giúp giải quyết khủng hoảng thực phẩm và cứu tinh cầu như sau:
 
Hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư tại Truyền Hình Vô Thượng Sư Los Angeles, California, Hoa Kỳ – 31 tháng 7, 2008

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Chúng ta có thể giúp chuẩn bị tốt hơn cho sự khủng hoảng thực phẩm, không phải tương lai, nó đã xảy ra rồi, nhưng chúng ta có thể giúp giảm hoặc chận đứng, bằng cách giúp các xứ đang phát triển hiểu rằng ăn chay là phương thuốc cho nạn thiếu hụt thực phẩm, và chúng ta phải chia sẻ tài nguyên và kỹ thuật với anh em đồng bào như thiên đàng đã muốn chúng ta làm. Nói lặp lại nhiều lần, ăn thịt là nguyên nhân của phần lớn nỗi khổ trên địa cầu.

Thế giới sẽ tốt hơn nếu không có sản phẩm động vật. Đã có tất cả bằng chứng hiển nhiên và đầy dẫy. Người ta phải nhận thức rằng buông bỏ miếng thịt độc hại đó, là tất cả những gì họ phải làm để đạt hòa bình trên địa cầu và chấm dứt vĩnh viễn nạn đói, và cứu vãn địa cầu, dĩ nhiên.


Sự sút giảm của hải cẩu Harbour đang 'báo động'

Sự sụt giảm khó hiểu của loài hải cẩu Harbor. Số lượng hải cẩu Harbor, từng có rất nhiều ở vùng nước lạnh và ôn hòa tại bán cầu bắc, đã sụt giảm với tốc độ gần 10% mỗi năm trong 7 năm qua. Các khoa học gia ở Đại học Saint Andrews, Anh quốc, lưu ý thấy ở nhiều vùng trong nước, một nửa số hải cẩu đã biến mất cùng với sự sụt giảm của nhiều loài hải dương khác như chim hải âu rụt cổ và chình cát.

Các nghiên cứu gia đang nghiên cứu các nguyên nhân có thể như hệ sinh thái thay đổi, nguồn thực phẩm giảm sút và các bệnh truyền nhiễm, tất cả cũng có thể là kết quả của sự thay đổi khí hậu. Thưa các khoa học gia ở Đại học Saint Andrew, chúng tôi xin cùng quý vị lo lắng cho tương lai của loài hải dương hữu nhũ tuyệt vời. Xin cầu nguyện cho số lượng của chúng sớm phục hồi khi chúng ta chăm sóc cho môi trường để muôn loài phát triển và phồn thịnh.
 

Viên chức Liên Hiệp Quốc khởi xướng bảo vệ hơn nữa loài dã nhân Phi châu

Trong một cuộc họp của Liên Hiệp Quốc, toàn bộ 10 nước có dã nhân ở Phi châu đã cam kết sẽ tuân theo các kế hoạch hành động nhằm bảo vệ số lượng loài linh trưởng này khỏi giảm sút thêm nữa. Các quốc gia trên sẽ giám sát việc thực hiện luật chống săn bắn trộm cũng như làm việc giúp ngăn gây thiệt hại cho môi trường sống và giải quyết tình trạng dễ bị nhiễm vi khuẩn Ebola của loài dã nhân. Lời hứa trên đã được đưa ra tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về các Loài Di trú ở La Mã, Ý Đại Lợi. Nhấn mạnh đến sự cần thiết bảo vệ hơn nữa loài động vật này, Liên Hiệp Quốc đã tuyên bố 2009 là Năm Dã nhân. Xin hết lòng thán phục toàn bộ 10 quốc gia Phi châu cho quyết tâm chăm sóc các bạn đồng cư hiền hòa này. Xin thiên đàng giữ dã nhân được an toàn hầu tiếp tục chia sẻ sự sống trên tinh cầu.

Sông băng tan chảy để lộ các khu rừng ẩn tàng và khí hậu ấm hơn

Sông băng tan chảy để lộ rừng cây cổ xưa còn sót lại. Ở vùng cực bắc của Thụy Điển, sông băng Kårsa tan chảy đã để lộ dấu tích mới của một rừng cây được nhận diện là cây thông và cây bu-lô có cách đây 7.000 năm. Người chỉ đạo dự án, giáo sư Leif Kullman ở trường Đại học Umeå, giải thích rằng khám phá này cho thấy nhiệt độ trong vòng 100 năm qua là cao nhất từng được biết ở vùng này. Cám ơn giáo sư Kullman cho thông tin gợi ý rõ ràng rằng các thay đổi khí hậu gần đây là rất quan trọng và ảnh hưởng toàn Địa Cầu. Chúng ta hãy cùng mau bước hầu đảo ngược khuynh hướng và bảo đảm tương lai ổn định cho tinh cầu. .