email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Các mẫu băng đá cho thấy không có sự tích tụ mới ở sông băng Hy Mã Lạp Sơn.

Các nhà nghiên cứu về sông băng ở Đại học Tiểu bang Ohio ở Hoa Kỳ báo cáo rằng các mẫu băng đá mới nhất lấy từ sông băng Naimona’nyi cao 6.000 thước cho thấy không có băng đá mới tích tụ trên bề mặt kể từ năm 1944. Với nhiều dòng sông lớn như sông Hằng phụ thuộc vào sự tan chảy theo mùa trên Hy Mã Lạp Sơn, nhiều dòng sông đã sụt giảm lưu lượng nghiêm trọng trong nhiều tháng mỗi năm, gần nửa tỷ người có thể bị đe dọa do mất thêm nguồn nước.

Cám ơn các nghiên cứu gia ở Đại học Tiểu bang Ohio đã tận tâm nỗ lực và chia sẻ các khám phá về Hy Mã Lạp Sơn. Chúng ta hãy cùng hành động ngay bây giờ bằng cách áp dụng lối dinh dưỡng toàn thực vật hầu bảo đảm tốt hơn cho tương lai trên tinh cầu yêu quý này.

Vào ngày 26 tháng 11, 2008, trong hội nghị truyền hình với ban làm việc của đài Truyền Hình Vô Thượng Sư, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã trả lời câu hỏi sau đây về sự tan chảy mau chóng của sông băng trên dải Hy Mã Lạp Sơn.


Hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư và nhân viên Truyền Hình Vô Thượng Sư Los Angeles, California, Hoa Kỳ – 26 tháng 11, 2008
 
Mike: Các khoa học gia Ấn Độ tiên đoán vào năm 2035, toàn bộ sông băng trên dải Hy Mã Lạp Sơn sẽ tan chảy và dĩ nhiên nạn hâm nóng toàn cầu đang làm tăng tốc độ tan chảy và việc này sẽ gây lũ lụt, hạn hán cho con người. Sư Phụ đã ở trên dãy Hy Mã Lạp Sơn cách đây hơn 20 năm nên Sư Phụ có thể thấy sự khác biệt của trình trạng trước đây so với bây giờ. Kính xin Sư Phụ chia sẻ cảm tưởng về tình trạng của Hy Mã Lạp Sơn ngày nay và những quan tâm của Ngài. Xin cảm tạ Sư Phụ.

Thanh Hải Vô Thượng Sư:
Các khoa học gia và nghiên cứu đã chứng minh rằng sông băng đang tan chảy mau hơn dự tính và ngoài sức tưởng tượng của chúng ta. Sông Hằng cung cấp nước cho hàng triệu người, phụ thuộc vào sông băng trên dãy Hy Mã Lạp Sơn, và nếu tất cả đều tan chảy thì đầu tiên sẽ có rất nhiều lũ lụt và rồi hạn hán và khô cạn. sau đó.

Vì nước không được phân phối đều như đã làm trong hàng thế kỷ nên các thành phố sẽ bị ngập, người dân sẽ bị thiệt mạng và lũ lụt ở khắp nơi; thậm chí sau đó chúng ta không còn nước nữa. Không còn kho dự trữ nữa. Vậy nên cả 2 tình trạng, nhiều lũ lụt và hạn hán, đều rất nguy hiểm cho con người, nhất là những người phụ thuộc vào Sông Hằng và sông băng để tồn tại. Tôi thật sự rất lo lắng, nhưng tôi chỉ biết cầu nguyện và hy vọng những người có quyền lực sẽ làm điều gì đó.

Mike: Thưa hiểu.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: 
Giải pháp duy nhất cho mọi người là ăn chay và việc này rất dễ làm. Vậy nên, chúng ta chỉ phải làm hết sức và nhẫn nại.



Nhiều đàn chim sáo ở Bến Brighton có thể không lâu sẽ biến mất

Chim sáo đá “nhạc kịch trời” có thể trực diện với giai đoạn cuối. Cảnh tượng về 40.000 con chim sáo đá bay về nhà từ Bến Brighton ở Anh quốc vào mỗi chiều từ lâu đã quen thuộc với nhiều người. Tuy vậy, số lượng chim ngày nay thậm chí không thể so sánh với 30 năm trước, đã giảm 90% chỉ trong khoảng thời gian này do các thay đổi trong phương pháp trồng trọt và bị mất môi trường sống. Do đó, các nhà bảo tồn lo lắng rằng cơ cấu đường bay phức tạp, hoặc lối sống đa dạng do loài chim này hình thành có thể biến mất vĩnh viễn nếu con người không thực hiện các bước can thiệp. Xin cám ơn nét đẹp của các bầy chim sáo đá khi bay lượn và cầu nguyện cho nhân loại thực hiện những việc làm an hòa cho các bạn chim này và muôn loài phát triển.
 
Iraq sắp tái sinh đất trồng trọt bị chết qua việc khử muối

Iraq sẽ tái sinh các vùng đất trồng trọt nhờ việc khử muối. Ở miền trung và bắc Iraq, vùng đất có lần là một phần của khu vực được biết đến là trăng lưỡi liềm màu mỡ ngày càng chứa đầy muối và không còn trồng trọt được nữa. Để khôi phục khoảng 2,5 triệu héc-ta đất bị ảnh hưởng, chính phủ Iraq đã công bố nhiều kế hoạch tiếp tục lại một dự án đã bắt đầu trước đây nhằm khử tính mặn dư thừa trong đất nhờ bơm nước ngầm lên.

Vì phương pháp này đã thành công ở Úc Đại Lợi nên việc áp dụng ở Iraq được xem là có khả năng phục hồi chất lượng nguồn nước ở Sông Tigris và Euphrates cũng như đất đai trong vùng. Hoan hô Iraq cho các đề xướng giúp khôi phục các vùng đất nông nghiệp và nguồn nước. Với hồng ân Allah, mong các vùng đất trồng trọt sớm màu mỡ để nhiều người vui hưởng thành quả.
 
Ô-pốt trắng rất có thể là nạn nhân đầu tiên của hâm nóng toàn cầu

Khí hậu thay đổi gây thiệt hại cho động vật hữu nhũ ở Úc. Thú có túi ô-pốt rất có thể là loài động vật hữu nhũ đầu tiên bị tuyệt chủng hoàn toàn vì nạn hâm nóng toàn cầu do con người gây ra. Loài này, hiện không được nhìn thấy trong vòng 3 năm, chỉ sống ở vùng rừng núi cao trên 1.000 thước ở phía bắc xa xôi của Queensland và không thể chịu nổi nhiệt độ trên 30 độ C, ngay cả trong thời gian ngắn. Chúng tôi thật buồn trước sự mất mát của loài thú có túi. Xin cầu nguyện với hồng ân Thiên Đàng, những hành động quan tâm của chúng ta sẽ giúp khôi phục Địa Cầu và các cư dân.