Khí hậu thay đổi gây ra tình trạng sa mạc hóa ở Mông Cổ.
Khí hậu thay đổi gây ra tình trạng sa mạc hóa ở Mông Cổ. Khí hậu ở Mông Cổ ngày càng gay gắt, với hạn hán vào mùa hè, mùa đông khắc nghiệt, bão cát và bão tuyết. Tiến sĩ Punsalmaa Batima, một thành viên của Ban Khí hậu Thay đổi Đa Quốc gia đoạt Giải Nobel, chỉ đạo một dự án của chính phủ nhằm cải thiện việc quản lý nguồn nước ở Mông Cổ. Bà đã miêu tả các nguy hiểm về khí hậu đang gia tăng mà quốc gia bán khô cằn này đã bắt đầu trực diện.
Tiến sĩ Punsalmaa Batima: Nhiều báo cáo của IPCC công nhận rằng các vùng đồi núi và bán khô cằn rất dễ bị khí hậu thay đổi ảnh hưởng, và Mông Cổ cũng đang trực diện tình trạng tương tự. Việc này rất nguy hiểm vì khi lượng mưa dữ dội tăng lên và lượng mưa nhẹ giảm xuống thì đất đai không thể có đủ độ ẩm. Cây cỏ và hệ sinh thái sẽ bị thoái hóa.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Hơn 75% diện tích lãnh thổ của Mông Cổ được sử dụng để chăn thả nông súc. Do đó, việc phát hoang để lấy đất trồng cỏ là nguyên nhân hàng đầu của nạn phá rừng, làm tăng tốc độ sa mạc hóa trên toàn quốc.
Tiến sĩ Punsalmaa Batima: Các vùng sa mạc đang di chuyển về phía bắc và sẽ lan rộng ra; các vùng thảo nguyên, đồng cỏ sẽ ngày càng ít đi, và số lượng sinh vật ở các vùng núi cao cũng sẽ giảm xuống.
Để biết thêm chi tiết về nghiên cứu khí hậu thay đổi ở Mông Cổ, xin xem
www.arigsor.mn XƯỚNG NGÔN VIÊN: Cám ơn Tiến sĩ Batima và toán nghiên cứu đã giúp nâng cao ý thức về tình hình nghiêm trọng của phong cảnh thiên nhiên ở Mông Cổ. Cầu cho các nỗ lực để sống dịu dàng hơn với rừng cây và những chúng sinh khác sẽ khôi phục lần nữa sự lành mạnh của toàn bộ hệ sinh thái trên Địa Cầu.
Khí hậu thay đổi, hạn hán làm căng thẳng Sông Colorado
Miền tây Hoa Kỳ trực diện với sự thiếu nước gia tăng. Viện Glen Canyon ở Utah, Hoa Kỳ, đã chủ trì một cuộc hội nghị, với nhiều khoa học gia thảo luận về ảnh hưởng đối với Sông Colorado, một vùng nước dài 1.400 dặm giúp cho nhu cầu của 30 triệu người trên khắp 7 bang miền tây của Hoa Kỳ là Arizona, California, Colorado, Nevada, Tân Mễ Tây Cơ, Wyoming và Utah.
Sự thiếu hụt được báo trước đang gia tăng do điều kiện hạn hán vì khí hậu thay đổi và nhu cầu của số dân ngày càng tăng. Khoa học gia đồng ý rằng mức sử dụng hiện tại là không bền vững và việc bảo tồn nguồn nước chính là điều then chốt. Cám ơn các nghiên cứu gia đã giúp chúng ta thấu hiểu các nguy hiểm đang đe dọa Sông Colorado. Tất cả chúng ta hãy mau tham gia nỗ lực đầy quan tâm như giúp bảo tồn để bảo đảm có đầy đủ nguồn tài nguyên quan trọng này.
Trong một hội nghị quốc tế vào tháng 8, 2008, trong câu trả lời cho câu
hỏi về các trận thiên tai, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã trả lời như sau:
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Ngày nay, thiên tai thường xảy ra hơn bao giờ hết. Nếu không phải động
đất thì cũng có giông bão, lốc xoáy, hạn hán. Hiện Tây Mỹ đang lo lắng
về nguồn nước. Đây thậm chí là tai ương thường xuyên hơn động đất, vì
động đất không kéo dài. Nghiệp xấu phải được trả. Nếu mọi người chuyển
sang lối sống cao thượng thì chỉ cần ăn chay cũng có thể cứu tinh cầu,
cứu loài vật, bấy nhiêu đó cũng đủ để cứu chúng.
Intel nỗ lực về thiết bị nhỏ cho kỹ thuật sinh thái
Kỹ thuật giúp thâu thập năng lượng miễn phí từ môi trường. Hãng vi mạch điện tử khổng lồ, Intel, đang chế tạo bộ cảm ứng sinh thái tí hon mà có thể gắn vào các thiết bị hàng ngày như banh lăn con chuột và điện thoại cầm tay, nơi chúng thâu thập dữ liệu và năng lượng từ các nguồn như sự chuyển động hoặc nhiệt bức xạ, mà có thể dùng để làm công việc. Các dữ liệu như thông tin về phẩm chất không khí thực tế có thể được chia sẻ miễn phí, trong khi năng lượng có thể được sử dụng ngay khi đã tích lũy đủ. Hoan hô hãng Intel đã nỗ lực làm xanh thế giới Công nghệ Thông tin! Chúng tôi trông đợi được thấy những nỗ lực sinh thái mới nhất của quý vị sớm thành công.
Nước biển ấm dần đe dọa sự sống còn của loài chim hải âu rụt cổ ở Đại Tây Dương.
Cứ đến mùa xuân, Quần đảo Westman ở Băng Lan lại là nhà của một trong các bầy chim hải âu rụt cổ lớn nhất ở Đại Tây Dương, với 1,3 triệu cặp chim đến làm tổ để đẻ 1 con. Dữ liệu thâu thập được bởi các khoa học gia ở Băng Lan cho thấy trong 3 năm qua số lượng chim hải âu con đã sụt giảm rất lớn. Với nhiệt độ hải dương ở Băng Đảo tăng lên 3.6 ºF chỉ trong vòng 20 năm qua, các nghiên cứu gia nghĩ rằng việc thiếu nguồn thực phẩm do thay đổi khí hậu đang gây ra sự sụt giảm.
Cám ơn báo cáo thực tế của khoa học gia ở Băng Lan. Khi ảnh hưởng của hâm nóng toàn cầu ngày càng thấy rõ, mong chúng ta mau phản ứng bằng cách chuyển sang lối sống bền vững và từ bi để cứu loài chim hải âu rụt cổ thú vị ở Đại Tây Dương và mọi sinh vật.