email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Khoa học gia Phi châu bàn về giải pháp ăn chay chống tác động hạn hán.
Khi điều kiện thảm khốc ở Sừng Phi châu tiếp tục gây hại cho đời sống của hơn 13 triệu người trên khắp Somalia, Ethiopia, Kenya, và Djibouti, hàng ngàn người chỉ riêng ở Somalia đã mất mạng.

Sinh kế cũng bị ảnh hưởng, với nông dân chăn nuôi như những người ở Kenya hiện đang vật vã để sống còn, cũng như chính loài vật, nhất là do thiếu nước và đất trồng cỏ chăn nuôi nghiêm trọng.

Shem Otoi Sam – Nhà môi trường học, Đại học Kenyatta về Nông nghiệp và Công nghệ: Trong số người dân ở Kenya, có các chủ trại chăn nuôi, nghĩa là sinh kế của họ lệ thuộc vào ngành chăn nuôi. Ngành chăn nuôi lệ thuộc vào nước và đồng cỏ, nhưng một số đã chịu đựng 5 năm không có mưa, do đó các cộng đồng thường hay có xung đột về các địa điểm có nước. Cho nên chính phủ bắt buộc phải gửi lực lượng cảnh sát đến đó, nhưng để bảo vệ các địa điểm có nước và để bảo vệ người dân khỏi bắn họ, họ có súng. Cho nên đó là một khủng hoảng trầm trọng .

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Trong khi Phân bộ Nước ở Kenya đã cấp ngân khoản dời địa điểm của các lỗ khoan ở nhiều nơi khác nhau trong nước, các chuyên gia như nhà môi trường học ông Shem Otoi Sam nói điều đó vẫn không đủ cho một giải pháp lâu dài.

Tiến sĩ Woldeamlak Bewket của Ethiopia đề xuất rằng việc cộng tác của người dân để cắt giảm sản xuất chăn nuôi có thể giúp xoa dịu rất nhiều tác động của hạn hán.

Tiến sĩ Woldeamlak Bewket – Nhà khoa học về môi trường, Đại học Addis Ababa, Ethiopia: Cắt giảm sự lệ thuộc trên sản phẩm chăn nuôi và chuyển các mô hình tiêu thụ sang mô hình xanh và thói quen ẩm thực chay sẽ đóng góp đáng kể trong việc ngăn biến đổi khí hậu và cũng cắt giảm đòi hỏi cho nguồn nước sạch.

Thật rất khó để duy trì thói quen tiêu thụ quá nhiều thực phẩm từ sản phẩm thú vật với nước sạch bị giới hạn ở nơi khác. Do đó từ quan điểm quản lý nước, tiết kiệm nước, và để dành nó cho các mục tiêu sản xuất khác, việc đổi cách tiêu thụ từ sản phẩm chăn nuôi sang sản phẩm rau cải sẽ giúp rất nhiều.

Shem Otoi Sam: Thêm nữa là tại sao người ta phải tiêu thụ thịt khi tất cả thứ đó gây chết người? Người ta nên thích ứng với lối sống thuần chay, đó là lối sống rất lành mạnh, ít mỡ trong máu của thân thể, người ta sẽ sống lâu và môi trường sẽ trở nên rất thân thiện hơn, đúng vậy .

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Xin cám ơn ông Sam và Tiến sĩ Woldeamlak Bweket cho dữ liệu và quan tâm trong việc tìm giải pháp cho khủng hoảng nước ở Sừng Phi châu. Cầu cho mưa hiền hòa và mùa màng sung túc hầu xoa dịu sự đau khổ của hàng triệu người và sự chuyển đổi cấp thời sang lối ăn thuần chay hữu cơ để bảo tồn nước trong khi duy trì mọi đời sống và địa cầu.

Như trong buổi hội thảo trực tuyến vào tháng 8, 2011 ở Hoa Kỳ, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã thường nói về phương cách cảnh báo mà kỹ nghệ chăn nuôi đang phí phạm nguồn nước sạch của chúng ta gây tổn thất nguy hại cho con người.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Kỹ nghệ chăn nuôi đang trở thành một đe dọa ngày càng lớn cho nguồn nước của mình, với khoa học gia cảnh cáo là đang tiêu hao trên thế giới, nhanh, do biến đổi khí hậu.

Nhưng đa số nước dùng trong kỹ nghệ chăn nuôi là để trồng ngũ cốc và đậu nành, một lần nữa, để cho súc vật ăn, không phải cho người ăn. Cho nên, trong khi sự phí phạm nước quá nhiều này về cả nước lẫn thực phẩm đang diễn ra, một tỷ người trên thế giới không có nước uống an toàn, và bị đói.

Chúng ta đều biết về khủng hoảng đói hiện thời ở Somalia, trong Sừng Phi châu. Những thảm trạng như vậy có thể được giảm thiểu hoặc thậm chí đẩy lùi, nếu mọi người ăn thuần chay, bởi vì thuần chay tiết kiệm gần 70% tài nguyên nước quý báu của chúng ta. 70%. Chúng ta chắc chắn có thể ngăn chận kỹ nghệ chăn nuôi khỏi phá hoại nguồn nước quý báu của chúng ta.

http://www.abc.net.au/7.30/content/2011/s3327235.htm
http://www.trust.org/alertnet/news/horn-of-africa-drought-need-not-become-famine-says-un

Tin Bổ Sung

Sau khi phân tích dữ liệu trên 500 hợp chất trong 4 lòng sông chủ yếu ở Âu châu, một toán khoa học gia quốc tế phát hiện rằng mức độ của hơn 1/3 hóa chất tìm thấy đủ cao để gây hại cho các sinh vật, đặc biệt với thuốc diệt sâu tạo ra thêm tác động gây hại hơn đã tưởng trước đây.

http://www.physorg.com/news/2011-10-pesticides-pollute-european-waterbodies-previously.html
http://cordis.europa.eu/fetch?CALLER=FP6_NEWS&ACTION=D&DOC=1&CAT=NEWS&
QUERY=0133028c00cf:a204:2058e6fe&RCN=33920